CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 184

nhuộm màu đỏ tươi vô cùng quý giá này. Thời gian sau đó, binh sĩ của
vương quốc Anh đã được biết đến như là “những người mặc áo choàng
đỏ”, do những chiếc áo khoác màu yên chi của họ. Đến tận những năm đầu
thế kỷ 20, các thợ nhuộm nước Anh vẫn nhận được các hợp đồng nhuộm
vải với sắc thái đặc biệt độc đáo này. Đây có thể xem là một ví dụ khác thể
hiện sự hỗ trợ của chính phủ đối với ngành công nghiệp nhuộm, bởi lẽ khi
đó các thuộc địa của vương quốc Anh ở vùng Tây Ấn là những nơi sản xuất
thuốc nhuộm màu yên chi chủ yếu.

Màu yên chi, còn được gọi là màu son, là loại thuốc nhuộm vô cùng đắt.

Cần đến hơn 70.000 con rệp son để làm ra được khoảng 500 gram thuốc
nhuộm. Những con rệp son nhỏ phơi khô trông giống như những hạt thóc
nhỏ, vì vậy những túi nguyên liệu rệp son được chuyển từ các đồn điền
trồng xương rồng ở vùng nhiệt đới Mexico, Trung và Nam Mỹ đến các khu
chiết tách tại Tây Ban Nha thường được gọi là những túi “thóc son”. Ngày
nay, quốc gia sản xuất chính thuốc nhuộm yên chi là Peru, với sản lượng
mỗi năm khoảng 400 tấn, chiếm 85% tổng sản lượng thế giới.

Người Aztec không phải là những người duy nhất sử dụng các chất chiết

tách từ côn trùng để làm thuốc nhuộm. Người Ai Cập cổ đại đã nhuộm màu
trang phục của họ (và dùng làm son môi) bằng chất lỏng màu đỏ từ cơ thể
của bọ kermes (Coccus ilicis). Sắc tố đỏ từ loài côn trùng này có thành
phần chính là kermesic acid, một phân tử vô cùng giống với phân tử
carminic acid từ rệp son. Nhưng khác với carminic acid, kermesic acid đã
không bao giờ trở nên phổ biến.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.