CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 208

Trong Chiến tranh Thế giới I, từ 1914 đến 1918, các trường hợp tử vong

do nhiễm trùng vết thương cũng nhiều như tử vong do bị thương nặng trên
chiến trường ở châu Âu. Vấn đề chính trong các hầm chiến đấu hay trong
bất cứ quân y viện nào là một dạng của chứng hoại tử được gọi là hoại tử
khí. Gây ra bởi loài vi khuẩn Clostridium vô cùng có hại, thuộc chủng vi
khuẩn gây ra chứng ngộ độc thực phẩm chết người, hoại tử khí thường khởi
phát tại những vết thương sâu, thông thường là bị thương bởi bom hoặc đạn
pháo, khi các mô thịt bị đứt vụn hoặc nghiền nát. Trong điều kiện không có
oxy, loài vi khuẩn này sinh trưởng rất nhanh. Một chất mủ màu nâu hôi thối
sẽ rỉ ra từ vết thương, và các bọt khí từ chất độc của vi khuẩn sẽ nổi lên bề
mặt da, tạo nên mùi hôi thối nồng nặc rất đặc trưng.

Trước khi có các loại thuốc kháng sinh, chỉ có một cách chữa trị hoại tử -

cắt cụt phần chi bị nhiễm khuẩn ở phía trên vị trí nhiễm khuẩn, với hy vọng
có thể loại bỏ toàn bộ phần mô bị hoại tử. Nếu không thể thực hiện thủ
thuật cắt cụt, thì cái chết là không thể tránh khỏi đối với bệnh nhân. Trong
Chiến tranh Thế giới II, nhờ có các loại thuốc kháng sinh như sulfapyridine
và sulfathiazole - cả hai đều có tác dụng đối với chứng hoại tử - hàng vạn
thương binh đã tránh được thủ thuật cắt cụt, và tất nhiên là được cứu khỏi
lưỡi hái tử thần.

Ngày nay chúng ta biết rằng hiệu lực của các hợp chất này đối với chứng

nhiễm khuẩn là do hình dạng và kích thước đặc thù của phân tử
sulfanilamide đã ngăn chặn các vi khuẩn tạo ra chất dinh dưỡng thiết yếu
cho sự phát triển của chúng là folic acid. Folic acid, một loại vitamin B, rất
cần thiết cho sự phát triển của tế bào con người. Nó được phân bổ rộng rãi
trong thức ăn như các loại rau nhiều lá (từ folic có nguồn gốc từ từ foliage
có nghĩa là tán lá), gan, súp lơ, men, bột mì và thịt bò. Cơ thể con người
không sản xuất được folic acid, vì vậy chúng ta cần phải ăn các loại thực
phẩm có chứa folic acid. Ngược lại, một số loài vi khuẩn không cần nguồn
bổ trợ vì chúng có thể tự tạo ra folic acid.

Phân tử folic acid có kích thước khá lớn và cấu trúc khá phức tạp:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.