bắt nguồn từ nguyên nhân “bột mì hỏng”. Mùa xuân và mùa hè năm 1789,
miền bắc nước Pháp đặc biệt ẩm ướt và ấm áp - điều kiện lý tưởng cho sự
phát triển của nấm cựa gà. Phải chăng chính sự nhiễm độc nấm cựa gà,
chắc chắn rất phổ biến trong tầng lớp dân nghèo do họ phải ăn bánh mì
nhiễm nấm để có thể sống sót, chính là yếu tố then chốt trong cuộc Cách
mạng Pháp? Đội quân của hoàng đế Napoleon cũng đã liên tục bị nhiễm
độc nấm cựa gà trong chuyến hành quân băng qua vùng đồng bằng nước
Nga vào mùa thu năm 1812. Như vậy dường như các hợp chất alkaloid nấm
cựa gà, cùng với những chiếc nút áo bằng thiếc, đã cùng nhau gây ra sự sụp
đổ của Grande Armée - Đội quân Vĩ đại trong cuộc rút lui của họ từ
Moscow.
Một số chuyên gia đã kết luận rằng chính chất độc nấm cựa gà chịu trách
nhiệm cho lời buộc tội phù thủy chống lại khoảng 250 người (phần lớn là
phụ nữ) vào năm 1692 tại Salem, Massachusetts. Bằng chứng cho thấy có
sự liên quan của các hợp chất alkaloid. Lúa mạch được trồng tại vùng này
vào những năm cuối thế kỷ 17; các hồ sơ ghi chép cho thấy có mưa nhiều
và thời tiết ấm áp trong suốt mùa xuân và mùa hè năm 1691; và làng Salem
nằm gần một vùng đồng cỏ lầy lội. Tất cả những chi tiết này đều dẫn đến
khả năng các hạt lúa mạch dùng để xay làm bột có thể đã bị nhiễm nấm.
Những triệu chứng các nạn nhân thể hiện cũng rất giống với những triệu
chứng của nhiễm độc nấm cựa gà, đặc biệt là những biểu hiện co giật, nôn
mửa, tiêu chảy, ảo giác, nói lảm nhảm, tứ chi biến dạng một cách kỳ quái,
cảm giác ngứa ngáy và rối loạn giác quan cấp tính.
Có vẻ như vào lúc ban đầu, nhiễm độc nấm cựa gà là nguyên nhân cho
những cuộc săn lùng phù thủy tại Salem; khoảng ba mươi nạn nhân, đa số
là những cô gái hoặc phụ nữ trẻ tuổi, đã tuyên bố mình bị nguyền rủa, và
những người trẻ thường nhạy cảm hơn với ảnh hưởng của các hợp chất
alkaloid nấm cựa gà. Tuy nhiên các sự kiện sau đó, bao gồm những buổi
phán xét những người bị cho là phù thủy, và số lượng ngày càng tăng
những vụ cáo buộc khác, thường nhắm vào những người ngoài cộng đồng