miền bắc chiếm đóng vào năm 1864 được coi là một bước ngoặt quan trọng
làm suy sụp tinh thần và cuối cùng đã khiến quân đội Liên minh miền nam
thất bại.
Thậm chí đã có những gợi ý rằng chế độ dinh dưỡng thiếu muối đã ngăn
cản các vết thương lành lại, và do vậy, đây là nguyên nhân khiến hàng ngàn
binh sĩ của Napoleon mất mạng trong cuộc rút quân từ Moscow vào mùa
đông năm 1812. Trong cuộc lui binh này, sự thiếu hụt ascorbic acid (dẫn
đến bệnh scurvy) dường như cũng là một thủ phạm giống như sự thiếu hụt
muối. Như vậy, cả hai hợp chất này, cùng với thiếc và các dẫn xuất của
lysergic acid, chính là những hợp chất hóa học đã phá hoại hoàn toàn giấc
mơ của Napoleon.
Cấu trúc của muối
Halite, với độ tan khoảng 36 gram trong 100 gram nước lạnh, là chất tan
trong nước tốt hơn nhiều so với các khoáng chất khác. Vì sự sống được cho
là bắt nguồn từ đại dương và vì muối ăn là yếu tố cần thiết cho sự sống, nên
nếu muối ăn không có khả năng tan trong nước thì cuộc sống mà chúng ta
biết chắc chắn không thể tồn tại.
Nhà hóa học người Thụy Điển Svante August Arrhenius là người đầu
tiên đề xuất ý tưởng về những ion tích điện trái dấu như một cách giải thích
về cấu trúc và những tính chất của muối ăn và dung dịch của nó vào năm
1887. Trong hơn một thế kỷ, các nhà khoa học đã tỏ ra bối rối bởi một tính
chất đặc biệt của dung dịch muối: nó có thể dẫn điện. Nước mưa không có
khả năng dẫn điện, thế nhưng nước muối hay những dung dịch muối khác
lại có khả năng dẫn điện cực tốt. Lý thuyết của Arrhenius đã giải thích
được sự dẫn điện này; các thí nghiệm của ông đã chỉ ra rằng càng nhiều
muối tan trong dung dịch, nồng độ của các hạt tích điện - các ion - cần thiết
cho sự dẫn truyền dòng điện càng tăng.
Khái niệm về ion, do Arrhenius đề xuất, cũng giải thích được tại sao các
acid, mặc dù dường như có cấu trúc khác biệt, lại có các tính chất tương tự