ra - đã được biết đến từ hàng thế kỷ trước đây. Một báo cáo năm 1576 đã
thuật lại rằng “một phụ nữ Anh đang mang thai đã roi vào tình trạng say
sưa đến cực độ sau khi ăn khoảng 10 đến 12 hạt nhục đậu khấu”. Tính
chính xác của câu chuyện trên có lẽ còn nhiều nghi vấn, đặc biệt là về số
lượng hạt nhục đậu khấu, bởi lẽ theo những đánh giá hiện nay, chỉ duy nhất
một hạt nhục đậu khấu đã khiến người ăn rơi vào tình trạng buồn nôn, toát
nhiều mồ hôi, tim đập mạnh và huyết áp tăng cao cùng với ảo giác trong
nhiều ngày. Những cơn say tột độ không phải là vấn đề đáng lo ngại; cái
chết là điều chắc chắn khi chỉ cần ăn lượng ít hơn rất nhiều so với 12 hạt
nhục đậu khấu. Một lượng lớn myristicin cũng làm cho gan bị tổn hại nặng
nề.
Ngoài nhục đậu khấu và vỏ hạt của nó, các loại cây củ bao gồm cà rốt,
cần tây, thì là, ngò tây và tiêu đen đều chứa một lượng nhất định myristicin
và elemicin. Chúng ta thường không ăn các loại cây này nhiều đến mức có
thể rơi vào trạng thái ảo giác bởi các hợp chất thơm có trong chúng. Đồng
thời cũng không có bằng chứng rõ ràng chứng tỏ myristicin và elemicin là
những chất gây ảo giác. Có khả năng những hợp chất này đã bị chuyển hóa,
thông qua những con đường trao đổi chất chưa rõ ràng trong cơ thể chúng
ta, tạo thành những hợp chất tương tự chất kích thích amphetamine.
Cơ sở hóa học của trường hợp này dựa trên một thực tế là một hợp chất
khác, safrole, có cấu trúc hóa học chỉ khác với myristicin ở một nhóm
OCH
₃, chính là nguyên liệu để tổng hợp một cách trái phép một hợp chất
hóa học có tên gọi đầy đủ là 3,4-methylenedioxy-N-methylamphetamine,
viết tắt là MDMA, và còn được gọi với cái tên thông dụng hơn là Ecstasy.
Myristicin