màu nâu bóng của loại quả trông giống quả bơ, còn vỏ hạt chính là lớp áo
màu đỏ bao quanh hạt. Nhục đậu khấu được sử dụng làm thuốc từ xa xưa,
tại Trung Quốc là thuốc chữa đau dạ dày và bệnh thấp khớp, và tại các
nước vùng Đông Nam Á là thuốc chữa chứng kiết lỵ hoặc đau bụng. Tại
châu Âu, nhục đậu khấu được dùng làm thuốc kích thích và thuốc gây ngủ,
đồng thời cũng được đặt vào trong những túi nhỏ đeo quanh cổ để chống lại
Cái chết Đen, dịch bệnh lan rộng và tàn phá toàn bộ châu Âu kể từ khi
trường hợp tử vong đầu tiên được ghi nhận vào năm 1347. Trong khi các
dịch bệnh khác (phát ban, đậu mùa) xuất hiện theo chu kỳ tại một vài vùng
của châu Âu, bệnh dịch hạch là đáng sợ hơn cả. Bệnh biểu hiện thành ba
loại. Dịch hạch thể hạch với triệu chứng nổi các hạch hoặc những chỗ sưng
tấy đau đớn ở vùng háng và nách; hiện tượng xuất huyết nội và tình trạng
suy giảm hệ thần kinh dẫn đến cái chết của 50 - 60% trường hợp mắc bệnh.
Ít gặp hơn nhưng nguy hiểm hơn là dịch hạch thể phổi. Dịch hạch nhiễm
trùng huyết, xảy ra khi một lượng lớn khuẩn que xâm nhiễm vào máu, là
loại chắc chắn gây tử vong, thông thường trong chưa đến một ngày.
Dường như phân tử isoeugenol trong nhục đậu khấu hoạt động như một
chất ức chế, ngăn cản bọ chét mang vi khuẩn dịch hạch tiếp xúc với con
người. Và những phân tử khác trong nhục đậu khấu cũng có tác dụng diệt
trừ sâu bọ. Hai trong số những phân tử chất thơm khác, myristicin và
elemicin, có mặt trong cả hạt và vỏ hạt nhục đậu khấu, cấu trúc của hai
phân tử này cũng rất giống nhau và giống cấu trúc của những phân tử
chúng ta đã thấy trong nhục đậu khấu, đinh hương và hồ tiêu.
Bên cạnh vai trò bùa hộ mạng đối với bệnh dịch hạch, nhục đậu khấu
cũng được mệnh danh là “gia vị của sự điên rồ”. Khả năng gây ra ảo giác
của nhục đậu khấu - dường như là do các phân tử myristicin và elemicin tạo