CHIẾC NÚT ÁO CỦA NAPOLEON - 17 PHÂN TỬ THAY ĐỔI LỊCH SỬ - Trang 354

Các hợp chất chlorofluorocarbon không phải là nhóm hóa chất duy nhất

được coi là những phân tử kỳ diệu khi vừa được phát hiện nhưng sau đó thể
hiện những độc tính đầy bất ngờ hoặc khả năng gây tổn hại cho môi trường
và xã hội. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là những hợp chất hữu cơ chứa
chlorine thể hiện “mặt tối” này nhiều hơn bất cứ nhóm hóa chất hữu cơ nào
khác. Ngay cả bản thân nguyên tố chlorine cũng thể hiện tính hai mặt này.
Hàng triệu người trên thế giới phụ thuộc vào quá trình khử trùng bằng
chlorine để có nguồn nước uống, cũng có nhiều hóa chất khác có hiệu quả
như chlorine trong việc làm sạch nước, nhưng chúng đắt hơn rất nhiều.

Một trong những bước tiến lớn về sức khỏe cộng đồng của thế kỷ trước

chính là nỗ lực mang nước uống sạch đến tất cả các vùng đất trên thế giới -
điều mà chúng ta vẫn cố gắng để đạt được. Nếu không có chlorine, chắc
chắn chúng ta còn cách mục tiêu này rất xa; thế nhưng chlorine lại là một
chất độc, điều này được nhà hóa học Đức Fritz Haber hiểu rất rõ, công trình
tổng hợp ammonia từ nitơ trong không khí và vai trò của ông trong cuộc
chiến hơi độc đã được giới thiệu trong chương 5.

Chất độc đầu tiên được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới I là khí

chlorine màu vàng xanh, với những ảnh hưởng ban đầu là ngạt và khó thở.
Chlorine là chất gây kích ứng rất mạnh cho tế bào, và có thể tạo ra hiện
tượng phù nề rất nguy hiểm ở các mô cơ của phổi và đường hô hấp. Khí mù
tạt và phosgene, những khí độc được sử dụng trong những đợt phun khí độc
sau đó, cũng là những hợp chất hữu cơ chứa chlorine, với ảnh hưởng khủng
khiếp không thua kém khí chlorine. Mặc dù tỷ lệ tử vong khi tiếp xúc với
khí mù tạt không cao, nhưng nó tạo ra những thương tật mắt vĩnh viễn và
những tổn thương nặng nề và kéo dài cho hệ hô hấp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.