cho thấy vấn đề này đã được xem xét trong công trình công bố vào năm
1918.
Quinine tiếp tục được thu hoạch từ các đồn điền tại Indonesia, Ấn Độ,
Zaire (nay gọi là Congo), và một số quốc gia châu Phi, một lượng nhỏ hơn
được cung cấp từ nguồn tự nhiên ở Peru, Bolivia, và Ecuador. Công dụng
chính của quinine ngày nay là dùng làm nước quinine, nước tonic và các
loại nước giải khát có vị đắng khác, và để sản xuất quinidine, một loại
thuốc cho tim. Tại những khu vực ký sinh trùng sốt rét đã phát triển được
sức đề kháng chloroquine, quinine vẫn được dùng làm thuốc chữa sốt rét.
Giải pháp của con người đối với sốt rét
Trong lúc mọi người tìm kiếm những cách thức để thu hoạch được nhiều
quinine hơn, hoặc để tổng hợp được hợp chất này, thì các bác sĩ cũng cố
gắng tìm hiểu điều gì đã gây ra sốt rét. Năm 1880, một bác sĩ của quân đội
Pháp tại Algeria, Charles-Louis Alphơnse Laveran, đã có phát kiến quan
trọng mở đường cho một cách tiếp cận phân tử mới trong cuộc chiến chống
lại căn bệnh này. Trong khi kiểm tra các bản kính mang mẫu máu dưới kính
hiển vi, Laveran phát hiện thấy máu của bệnh nhân sốt rét có chứa các tế
bào lạ mà ngày nay chúng ta đã biết rằng chúng là một thể trong vòng đời
của loài Plasmodium nguyên sinh gây sốt rét. Ban đầu những phát hiện của
Laveran không được giới y khoa công nhận, nhưng sau đó vài năm chúng
đã được chứng thực với việc xác định các loài ký sinh P. vivax, P. malariae,
và P. falciparum. Đến năm 1891, đã có thể xác định chính xác ký sinh trùng
sốt rét bằng cách nhuộm màu tế bào Plasmodium với các thuốc nhuộm
khác nhau.
Mặc dù đã có giả thuyết cho rằng bằng cách nào đó muỗi đã tham gia
vào quá trình lan truyền bệnh sốt rét, phải đến năm 1897, Ronald Ross, một
thanh niên người Anh sinh tại Ấn Độ và làm bác sĩ điều trị tại Dịch vụ Y tế
Ấn Độ, đã xác định được một thể khác trong vòng đời của Plasmodium
trong mô ruột của muỗi anopheles. Như vậy, sự gắn kết phức tạp giữa ký