chăng do những chiếc nút bị rụng mất mà người lính phải dùng tay để giữ
chặt áo, thay vì cầm vũ khí?
Tất nhiên, có rất nhiều vấn đề trong việc xác minh tính đúng đắn của giả
thuyết trên. “Bệnh của thiếc”, cái tên được đặt cho sự biến đổi dạng thù
hình của kim loại thiếc khi nhiệt độ giảm thấp, đã được biết đến từ nhiều
thế kỷ trước tại vùng Bắc Âu. Tại sao Napoleon, vị danh tướng luôn tin vào
việc trạng thái thể chất sung mãn của binh sĩ sẽ quyết định kết quả của trận
chiến, lại cho phép sử dụng những chiếc nút bằng thiếc cho trang phục của
binh sĩ? Một vấn đề nữa là quá trình vỡ vụn của các chiếc nút thiếc này là
một quá trình xảy ra rất chậm, ngay cả tại nhiệt độ rất thấp của mùa đông
vô cùng nghiệt ngã ở nước Nga năm 1812. Dù sao đi nữa, giả thuyết này
tạo nên một câu chuyện hết sức thú vị, và các nhà hóa học vẫn thường trích
dẫn nó một cách thích thú như là một nguyên nhân mang tính hóa học gây
ra sự thất bại trong cuộc chiến của Napoleon. Và nếu như giả thuyết nêu
trên là đúng, thì chúng ta sẽ phải tự hỏi liệu quân đội Pháp có thể tiếp tục
tiến quân về hướng Đông hay không nếu thiếc không thay đổi cấu trúc và
biến thành bột dưới điều kiện nhiệt độ thấp. Khi đó, người dân Nga có thể
thoát khỏi chế độ nông nô sớm hơn khoảng một nửa thế kỷ
? Và như vậy,
liệu rằng sự khác biệt giữa Đông Âu và Tây Âu - sự khác biệt đã luôn song
hành với sự mở rộng của đế chế Napoleon, và đồng thời cũng là minh
chứng rõ ràng nhất cho những ảnh hưởng to lớn ông để lại cho lịch sử nhân
loại - sẽ vẫn rõ ràng cho đến tận thời đại ngày nay?
Trong suốt chiều dài lịch sử, kim loại là yếu tố then chốt trong việc định
hình những sự kiện quan trọng của con người. Ngoài vai trò để lại nhiều
nghi vấn trong câu chuyện về những chiếc nút áo của Napoleon, thiếc từ
những mỏ quặng vùng Cornish phía nam nước Anh được người La Mã
đánh giá rất cao và săn lùng, đó cũng là nguyên nhân sự bành trướng của
Đế quốc La Mã đến đảo quốc Anh. Đến năm 1650, ước tính khoảng 16.000
tấn bạc từ những mỏ quặng của Tân Thế Giới đã được nhập vào kho tàng
của các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và phần lớn số bạc này được sử
dụng để hỗ trợ cho các cuộc chiến tranh ở châu Âu. Công cuộc tìm kiếm