những văn bản tượng hình của người Ai Cập cổ đại được cho là có đề cập
đến bệnh này. Từ scurvy có nguồn gốc từ tiếng Na Uy, ngôn ngữ của chiến
binh Viking trên biển, những người bắt đầu từ thế kỷ 9 đã từ quê hương của
họ ở phía bắc Scandinavia đến xâm lấn dải bờ biển Đại Tây Dương của
châu Âu. Thiếu hụt nguồn vitamin từ trái cây và rau tươi là tình trạng rất
phổ biến trên những con tàu đi biển hoặc tại những cộng đồng dân cư ở
phía bắc vào mùa đông. Người ta cho rằng người Viking đã sử dụng cỏ
scurvy, một loại cải xoong của vùng Bắc cực, trong hành trình của họ băng
qua Greenland đến châu Mỹ. Những mô tả đầu tiên về những triệu chứng
có thể là bệnh scurvy ngày nay được tìm thấy vào khoảng thời gian của
những cuộc Thập tự chinh vào thế kỷ 13.
Bệnh Scurvy trên biển
Vào thế kỷ 14 và 15, khi những chuyến đi biển dài ngày hơn có thể được
thực hiện với sự phát triển của những hệ thống buồm hiệu quả hơn và
những con tàu được trang bị đầy đủ, bệnh scurvy cũng trở nên phổ biến
hơn. Những chiếc thuyền galley chèo bằng tay, cũng như những loại thuyền
khác của người Hy Lạp và người La Mã, và những chiếc thuyền nhỏ của
các thương gia A Rập chỉ có thể hoạt động gần bờ. Những loại thuyền này
không đủ phẩm chất để chống chọi với những con sóng hung tợn hoặc
những đợt biển động dữ dội trên đại dương mênh mông. Do đó, chúng ít
khi đi xa bờ, và hàng hóa tiếp tế cho thuyền luôn được bổ sung sau vài
ngày hoặc vài tuần. Khi thường xuyên có được nguồn thực phẩm tươi sống,
bệnh scurvy hiếm khi tạo thành vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, vào thế kỷ
15, những chuyến hải trình dài ngày trên những chiếc thuyền buồm cỡ lớn
không chỉ báo trước về “Kỷ nguyên của những khám phá” mà còn cả sự
phụ thuộc vào thực phẩm khô dự trữ.
Những chiếc tàu lớn hơn phải mang hàng hóa, vũ khí, một thủy thủ đoàn
lớn hơn để vận hành hệ thống buồm và dây buồm phức tạp, và cả thức ăn
và nước uống đủ cho nhiều tháng hành trình trên biển, số lượng khoang tàu,
con người và hàng dự trữ tăng lên khiến cho điều kiện sinh hoạt và nghỉ