giảm nhẹ trong những năm gần đây với việc tiêu thụ các chất làm ngọt
nhân tạo ngày càng gia tăng và do những nỗi lo về chế độ ăn uống quá
nhiều năng lượng.
Chế độ nô lệ và đồn điền trồng mía
Nếu không có nhu cầu về đường, thế giới của chúng ta ngày nay có thể
đã rất khác. Chính đường là yếu tố kích thích việc buôn bán nô lệ, đưa hàng
triệu người da đen châu Phi đến Tân Thế Giới, và cũng chính lợi nhuận thu
được từ việc kinh doanh đường vào đầu thế kỷ 18 đã thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế châu Âu. Những nhà thám hiểm người châu Âu đầu tiên
đến Tân Thế Giới đã mang về những báo cáo về vùng đất nhiệt đới lý
tưởng cho việc trồng mía. Và người châu Ảu, những người rất muốn phá vỡ
thế độc quyền kinh doanh đường của Trung Đông, chỉ cần một thời gian rất
ngắn để bắt đầu triển khai việc sản xuất đường tại Brazil và sau đó là Tây
Ấn. Việc trồng mía đường đòi hỏi nhiều nhân công, và hai nguồn nhân lực
chính - người dân bản địa vùng Tân Thế Giới (với dân số suy giảm nghiêm
trọng do các loại bệnh mới truyền đến đây như sốt rét, đậu mùa và sởi) và
những nô lệ từ châu Âu - không đáp ứng được thậm chí chỉ một phần nhỏ
nhu cầu lao động. Những nhà thực dân của Tân Thế Giới đã chú ý đến châu
Phi.
Cho đến lúc này, việc buôn bán nô lệ từ Tây Phi chỉ giới hạn tại các thị
trường nội địa của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, một kết quả tự nhiên của
hoạt động buôn bán xuyên sa mạc Sahara của người Moorish quanh vùng
Địa Trung Hải. Thế nhưng nhu cầu nhân công từ Tân Thế Giới đã làm tăng
chóng mặt lĩnh vực buôn bán mà trước nay chỉ là thứ yếu. Viễn cảnh thu
được lợi nhuận khổng lồ từ việc canh tác mía đường là quá đủ để người
Anh, Pháp, Hà Lan, Phổ, Đan Mạch, Thụy Điển (và thậm chí cả Brazil và
Hoa Kỳ) trở thành một phần trong một hệ thống đồ sộ vận chuyển hàng
triệu người da đen châu Phi khỏi vùng đất của họ. Đường không phải là
hàng hóa duy nhất dựa vào lao động nô lệ, nhưng có lẽ nó là mặt hàng