tuần hoàn dù khác nguyên tử khối. Bản chất của phóng xạ cũng sáng tỏ.
Phân rã beta được hiểu là sự chuyển đổi neutron thành proton (hoặc ngược
lại); và do số proton thay đổi nên phân rã beta đã chuyển đổi nguyên tử của
nguyên tố này thành nguyên tử của nguyên tố khác. Phân rã alpha cũng vậy
và là sự thay đổi mạnh mẽ nhất ở cấp hạt nhân: hai neutron và hai proton bị
tách bỏ.
Trong vài năm sau đó, neutron không còn là một công cụ lý thuyết đơn
thuần. Một mặt, nó là cách tuyệt vời để thăm dò các thành phần của nguyên
tử, do các nhà khoa học có thể bắn chùm neutron vào nguyên tử mà không
sợ lực điện ảnh hưởng đến nó giống như các hạt tích điện. Neutron cũng
giúp giới khoa học tạo ra một loại phóng xạ mới. Các nguyên tố (đặc biệt là
các nguyên tố nhẹ) luôn cố gắng duy trì tỷ lệ neutron-proton là 1/1. Nếu một
nguyên tử có quá nhiều neutron, nó sẽ tự giải phóng lượng neutron dư thừa
(kèm theo năng lượng) ra ngoài. Các nguyên tử gần đó hấp thụ những
neutron này sẽ trở nên kém bền và phát ra nhiều neutron hơn nữa, hình
thành phản ứng dây chuyền. Nhà vật lý Leo Szilard đã nảy ra ý tưởng về
phản ứng hạt nhân dây chuyền vào khoảng năm 1933 khi đang dừng đèn đỏ
tại London vào một buổi sáng. Năm 1934, ông đăng ký bằng sáng chế và đã
cố gắng (nhưng bất thành) dùng một số nguyên tố nhẹ để tạo ra phản ứng
dây chuyền từ năm 1936.
Nhưng hãy nhớ những mốc thời gian này. Ngay khi các nhà khoa học hiểu
được bản chất của electron, proton và neutron, trật tự chính trị cũ của thế
giới cũng sắp chấm dứt. Thời điểm Alvarez vừa cắt tóc vừa đọc về sự phân
hạch urani cũng chính là lúc châu Âu đang lâm nguy.
Trào lưu săn lùng các nguyên tố trước đây cũng kết thúc cùng lúc. Với mô
hình cấu trúc nguyên tử mới, các nhà khoa học nhận ra một số nguyên tố
trên bảng tuần hoàn vẫn chưa được phát hiện vì chúng vốn không bền. Cho
dù có tồn tại nhiều trên Trái Đất từ thuở sơ khai thì chúng cũng đã tan rã từ
lâu. Tuy điều này giải thích hợp lý các ô còn trống trong bảng tuần hoàn,
nhưng hóa ra lại không phải là điều tốt. Các nguyên tố không bền nhanh