các nhà chiêm tinh của Julius Caesar phát minh, khiến họ chậm hơn dương
lịch của châu Âu gần hai tuần. Sự chậm trễ này giải thích tại sao Cách mạng
tháng Mười đưa Vladimir Lenin và những người Bolshevik lên nắm quyền
năm 1917 thực ra lại là tháng 11 theo dương lịch.
Cuộc cách mạng thành công một phần vì Lenin hứa đưa nước Nga thoát
khỏi lạc hậu và Bộ Chính trị Liên Xô khẳng định các nhà khoa học sẽ có vị
trí xứng đáng với những nỗ lực của họ. Những lời hứa này phần nào là đúng
vì các nhà khoa học dưới thời của Lenin ít bị chính quyền can thiệp vào
công việc. Một số nhà khoa học tầm cỡ thế giới đã xuất hiện và được nhà
nước hỗ trợ. Hơn nữa, tiền hóa ra cũng là một động lực mạnh mẽ. Nhận thấy
các đồng nghiệp Liên Xô được tài trợ tốt như thế nào, giới khoa học bên
ngoài Liên Xô đã hy vọng và tin rằng cuối cùng một chính phủ hùng mạnh
cũng nhận ra tầm quan trọng của những nhà khoa học. Ngay cả ở Mỹ, khi
chủ nghĩa McCarthy phát triển mạnh vào đầu những năm 1950, các nhà
khoa học vẫn đề cao khối Xô Viết vì sự hỗ trợ vật chất cho tiến bộ khoa học.
Trong thực tế, một số nhóm như Hội John Birch cực hữu (ra đời năm 1958)
đã cho rằng người Liên Xô và khoa học của mình đã tỏ ra hơi “quá” thông
minh. Hội này tỏ ra phẫn nộ trước việc cho florua (ion F-) vào nước máy để
ngừa sâu răng. Ngoài muối iốt, nước bổ sung flo là một trong những biện
pháp y tế công cộng rẻ và hữu hiệu nhất từng được ban hành. Lần đầu tiên
trong lịch sử, nó giúp hầu hết người uống giữ được hàm răng của mình cho
tới cuối đời. Nhưng với những người trong Hội Birch, việc bổ sung flo và
các lớp giáo dục giới tính là “âm mưu cộng sản bẩn thỉu” để kiểm soát tâm
trí người Mỹ, rằng các nhân viên xử lý nước và giáo viên môn sức khỏe địa
phương đã bị Điện Kremlin mua chuộc. Giới khoa học Mỹ đã tỏ ra kinh
hoàng trước sự dọa dẫm chống phá khoa học của Hội Bitch, và so với đó, lối
ủng hộ khoa học khoa trương của Liên Xô quả là một thứ “khoái lạc”.
Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài. Từ năm 1929 trở đi, Joseph Stalin đã trở thành
lãnh đạo tối cao của Liên Xô. Trong nhiều thập kỷ, chương trình nghiên cứu
nông nghiệp của Liên Xô do “nhà khoa học chân đất” Trofim Lysenko điều