các nhà vật lý. Vì ngành này có nhiều nội dung cần thiết cho hoạt động
nghiên cứu vũ khí (hoạt động ưa thích của ông) và vẫn mang tư tưởng bất
khả tri đối với câu hỏi về bản chất con người, nên các nhà vật lý dưới thời
Stalin đã thoát được sự lạm dụng tồi tệ nhắm vào các nhà sinh vật học, tâm
lý học và kinh tế học. “Hãy cứ để [giới vật lý] được yên ổn.” Stalin lịch lãm
mở đường. “Lúc nào xử lý họ chẳng được.”
Tuy nhiên, việc làm của Stalin với giới vật lý vẫn còn một chiều kích khác.
Ông đề cao sự trung thành và đây chính là phẩm chất của nhà khoa học hạt
nhân Georgy Flyorov, người đặt nền móng cho chương trình vũ khí hạt nhân
của Liên Xô. Trong bức ảnh nổi tiếng nhất của ông, Flyorov trông như một
chú hề: hói đầu, hơi thừa cân, lông mày rậm và một chiếc cà vạt sọc xấu xí.
Vẻ ngoài đó che giấu đi sự khôn ngoan. Năm 1942, Flyorov nhận thấy các
tạp chí khoa học đã ngừng xuất bản về chủ đề phân hạch urani, bất chấp
những tiến bộ to lớn của các nhà khoa học Đức và Mỹ về chủ đề này trong
thời gian đó. Ông kết luận rằng các nghiên cứu về phản ứng phân hạch đã
trở thành bí mật quốc gia – nghĩa là chỉ có một khả năng duy nhất. Trong
một bức thư giống như bức thư nổi tiếng của Einstein gửi cho Franklin
Roosevelt (chính lá thư đó đã khởi đầu Dự án Manhattan), Flyorov đã cảnh
báo Stalin về những nghi ngờ của mình. Stalin đã tập hợp các nhà vật lý và
bắt đầu dự án bom nguyên tử của Liên Xô. Nhưng ông đã bỏ qua Flyorov,
đồng thời không bao giờ quên lòng trung thành của nhà khoa học này.
Nếu Flyorov giữ im lặng, hẳn mãi tới tháng 8 năm 1945 Stalin mới biết về
bom hạt nhân. Trường hợp của Flyorov cũng gợi ra thêm một lời giải thích
cho sự thiếu nhạy bén về khoa học: một thứ văn hóa nịnh bợ mà khoa học
vốn ghét cay ghét đắng. (Một khoáng vật chứa samari – nguyên tố thứ 62 –
đã đặt tên theo Vassili Samarsky- Bykhovets, một công chức khai mỏ bình
thường và cũng là người vô danh nhất mà nguyên tố được lấy tên theo trên
bảng tuần hoàn.)