CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 139

Thật không may, bản thân Segrè cũng đã học được bài học về sự vắng mặt
của các nguyên tố siêu urani theo đúng nghĩa đen và ông sớm thất bại trong
vụ bê bối của riêng mình. Khoảng năm 1940, các nhà khoa học cho rằng các
nguyên tố ngay trước và sau urani là kim loại chuyển tiếp. Theo tính toán,
nguyên tố thứ 90 sẽ nằm ở cột thứ tư và nguyên tố thứ 93 (nguyên tố đầu
tiên không xuất hiện trong tự nhiên) sẽ ở cột thứ bảy, bên dưới tecneti.
Nhưng đúng như bảng tuần hoàn hiện đại cho thấy, các nguyên tố nằm gần
urani không phải là kim loại chuyển tiếp; mà chúng nằm dưới nguyên tố đất
hiếm ở dưới phần chính của bảng tuần hoàn, tính chất hóa học cũng giống
nguyên tố đất hiếm chứ không giống tecneti. Lý do cho sự mù mờ của các
nhà hóa học hồi đó đã rõ. Bất chấp sự sùng kính dành cho bảng tuần hoàn,
họ đã không thực sự nghiêm túc khi cân nhắc về tính tuần hoàn của các
nguyên tố. Với họ, nguyên tố đất hiếm là những ngoại lệ kỳ lạ (với tính chất
hóa học cũng kỳ lạ không kém) sẽ không bao giờ lặp lại. Nhưng nó đã thực
sự lặp lại: urani và những nguyên tố cùng hàng cũng giấu electron ở lớp f
tương tự như đất hiếm. Do đó, chúng phải nhảy khỏi bảng tuần hoàn tại
cùng một điểm và hoạt động hóa học giống các nguyên tố đất hiếm

1

. Vấn đề

hết sức đơn giản, ít nhất là khi nhìn lại từ góc nhìn hiện nay. Một năm sau
khi phát hiện kinh thiên động địa về phản ứng phân hạch được biết đến, một
đồng nghiệp của Segrè quyết định thử lại để tìm nguyên tố thứ 93 nên đã
bắn phá một số mẫu urani trong Cyclotron. Tin rằng nguyên tố mới này sẽ
hoạt động hóa học giống như tecneti (vì những lý do đã nêu ra ở trên), ông
đã nhờ Segrè giúp (vì Segrè đã phát hiện ra tecneti và hiểu rõ tính chất hóa
học của nó hơn bất kỳ ai). Vốn là một “thợ săn nguyên tố” nhiệt thành,
Segrè đã tiến hành thí nghiệm với các mẫu. Giống như người sếp Fermi
nhanh nhạy, ông tuyên bố rằng các nguyên tố này hoạt động hóa học như
nguyên tố đất hiếm, chứ không phải là những nguyên tố nặng hơn và gần gũi
với tecneti về mặt hóa học. Segrè tuyên bố: Lại thêm sự phân hạch hạt nhân
buồn tẻ, và viết vội một bài báo với tiêu đề ngán ngẩm “Đi tìm nguyên tố
siêu urani bất thành”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.