CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 138

nghiệm phóng xạ nổi tiếng thế giới và khiến được nhiều người ganh tỵ của
Lawrence đáng lẽ phải phát hiện ra nguyên tố phóng xạ nhân tạo và phản
ứng phân hạch hạt nhân (những khám phá khoa học quan trọng nhất thời bấy
giờ) chứ không phải những người châu Âu. Seaborg tiếc nuối cho rằng để lỡ
cả hai thành tựu trên là “một thất bại đầy tai tiếng”.

Tuy nhiên, Segrè hẳn sẽ đồng cảm với Lawrence về vấn đề này. Segrè từng
là trợ lý hàng đầu của nhà vật lý huyền thoại người Ý Enrico Fermi vào năm
1934 khi Fermi tuyên bố rằng mình đã phát hiện ra nguyên tố thứ 93 và các
nguyên tố siêu urani khác (nhận định này sau đó hóa ra là sai) khi bắn phá
urani bằng neutron. Fermi từ lâu đã nổi tiếng là người có trực giác khoa học
nhạy bén nhất, nhưng lần này nó đã đánh lừa ông. Trên thực tế, khám phá
mà Fermi bỏ lỡ còn lớn hơn nhiều so với các nguyên tố siêu urani: ông đã
tạo ra phản ứng phân hạch urani trước bất kỳ ai nhưng lại không nhận ra
điều đó. Khi hai nhà khoa học Đức bác bỏ các kết quả của Fermi vào năm
1939, toàn bộ phòng thí nghiệm của ông đều choáng váng (vì chính phát
hiện này mang lại cho ông giải Nobel Vật lý năm 1938). Segrè vô cùng thất
vọng vì chính nhóm của ông đã chịu trách nhiệm phân tích và xác định các
nguyên tố mới. Tồi tệ hơn nữa, ông (cùng những người khác) chợt nhớ lại đã
từng đọc một bài báo về tính khả thi của phản ứng phân hạch vào năm 1934
và bác bỏ nó như một điều vớ vẩn và vô căn cứ. Đó là bài báo của Ida
Noddack – người may mắn nhất trong những người may mắn.

*

Segrè – sau này trở thành một sử gia khoa học nổi tiếng (và cũng vô tình trở
thành người săn lùng nấm hoang dã nổi tiếng) – viết về sai lầm này trong hai
cuốn sách hết sức ngắn gọn như sau: “Phản ứng phân hạch... đã chạy thoát
khỏi chúng tôi, dù Ida Noddack đã rất cố gắng khiến chúng tôi chú ý đến nó
khi gửi tới một bài báo rất tường tận về tính khả thi của phản ứng phân
hạch... Thật khó hiểu cho sự mù quáng của chúng tôi.”

*

(Ông cũng có thể chỉ

ra sự tình cờ: hai người tiến gần phản ứng phân hạch nhất là Noddack và
Irène Joliot-Curie – con gái Marie Curie – cùng người thực sự đã khám phá
ra nó, Lise Meitner, đều là phụ nữ.)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.