hiện chúng chứa photpho phóng xạ và không có lưu huỳnh. Vật mang thông
tin di truyền không thể là protein mà chính là ADN.*
Nhưng ADN là gì? Các nhà khoa học biết rất ít về nó. Nó có dạng mạch dài
và mỗi mạch có một “xương sống” đường-photphat, và cả axit nucleic nhô
ra như các u. Nhưng hình dạng các mạch và cách chúng liên kết với nhau
vẫn còn là bí ẩn. Như Pauling đã chỉ ra với huyết sắc tố và chuỗi xoắn alpha,
hình dạng liên quan mật thiết đến cách hoạt động của các phân tử. Chẳng
mấy chốc, hình dạng ADN đã trở thành câu hỏi hóc búa của sinh học phân
tử.
Và như nhiều nhà khoa học khác, Pauling cho rằng chỉ có mình mới đủ
thông minh để trả lời câu hỏi này. Điều này không phải là kiêu ngạo, mà chỉ
đơn giản là vì ông chưa từng thất bại (ít nhất là cho tới lúc đó). Năm 1952,
Pauling đã tìm cách “giải mã” ADN chỉ với bút chì, thước loga và những dữ
liệu cũ kỹ tại phòng làm việc của mình ở California. Kết luận đầu tiên mà
ông đưa ra là: các axit nucleic cồng kềnh nằm ở bên ngoài mỗi mạch (điều
này là sai). Nếu không phải vậy thì ông không tài nào hiểu được phân tử
khớp với nhau ra sao. Vì thế nên ông đã xoay khung đường-photphat hướng
về phía lõi phân tử. Pauling cũng lập luận rằng ADN là chuỗi xoắn ba, vì
những dữ liệu sai lệch mà ông phân tích được lấy từ ADN đã khô – có cách
cuộn khác với ADN còn ướt. Chúng khiến phân tử ADN dường như xoắn
hơn và do ba mạch cuộn lại mà thành. Điều này dường như là đúng, ít nhất
là trên giấy.
Mọi thứ cứ êm đềm như thế cho đến khi Pauling yêu cầu một học viên cao
học kiểm tra tính toán của mình. Cậu học viên này đã kiểm tra và vì cho
rằng tính toán của Pauling là đúng còn mình sai, nên anh đã tự mua dây
buộc mình khi cố gắng tìm ra lỗi sai của chính bản thân. Tuy nhiên, vào phút
chót, anh cuối cùng cũng chỉ ra được rằng có vẻ các phân tử photphat không
khớp vì một lý do hết sức cơ bản. Dù các tiết hóa học luôn luôn nhấn mạnh
rằng nguyên tử và phân tử trung hòa về điện, nhưng các nhà hóa học lại
không nghĩ về nguyên tố như vậy. Trong tự nhiên (đặc biệt là sinh học),