McCarthy của Bộ Ngoại giao Mỹ thu hồi hộ chiếu và không thể tới Anh
năm 1952 để dự một hội nghị quan trọng, nơi ông hẳn sẽ được nghe về
Franklin và kết quả nghiên cứu của bà. Và không như Franklin, Watson và
Crick không bao giờ chia sẻ dữ liệu với đối thủ. Họ đã dẹp bỏ sĩ diện để lợi
dụng Franklin và tiến hành nghiên cứu dựa trên những ý tưởng của bà.
Không lâu sau, Watson và Crick đã thấy tất cả các lỗi trước đó của họ tái
hiện trong bài báo của Pauling.
Rũ bỏ hết nghi ngờ, họ vội vàng đến gặp cố vấn William Bragg của mình.
Bragg giành được giải Nobel từ nhiều thập kỷ trước nhưng gần đây đã trở
nên bất đắc chí khi để tuột mất những khám phá quan trọng (như hình dạng
chuỗi xoắn alpha) về tay Pauling – đối thủ “hiếu chiến và háo danh” (như
một sử gia ghi lại). Bragg đã cấm Watson và Crick nghiên cứu ADN sau kết
quả chuỗi xoắn ba đáng xấu hổ của họ. Nhưng khi họ chỉ ra những sai lầm
của Pauling và thừa nhận đã tiếp tục làm việc trong bí mật, Bragg đã yêu cầu
họ quay lại với nghiên cứu về ADN vì ông cho rằng đây là cơ hội để đánh
bại Pauling.
Đầu tiên, Crick tung hỏa mù cho Pauling bằng cách viết một lá thư để hỏi về
nguyên nhân tại sao lõi photphat còn nguyên vẹn, vì chính các lý thuyết của
Pauling nói rằng điều đó là không thể. Điều này khiến Pauling phân tâm và
lao đầu vào các tính toán vô bổ. Ngay cả khi Peter Pauling cảnh báo ông
rằng hai sinh viên này cũng nghiên cứu về ADN, Linus Pauling vẫn khăng
khăng rằng mô hình ADN ba mạch của mình là chính xác, và rằng mình đã
sắp thành công. Biết rằng Pauling chỉ cố chấp chứ không ngốc và sẽ sớm
nhận ra sai lầm của mình, Watson và Crick lùng sục mọi ý tưởng. Họ chưa
từng tự làm thí nghiệm mà chỉ giỏi diễn giải dữ liệu của người khác. Năm
1953, cuối cùng họ cũng có được manh mối còn thiếu từ một nhà khoa học
khác.
Người đó nói với họ rằng bốn nucleotit trong ADN (A, T, G, C) luôn có tỷ lệ
giống nhau theo từng cặp. Nếu một mẫu ADN có 36% A thì nó cũng sẽ có
36% T. Luôn luôn là vậy. C và G cũng tương tự. Từ đó, Watson và Crick