của giới vật lý hạt. Segrè vẫn miệt mài theo dấu nó sau nhiều năm thất bại.
Sự kiên định đó đã được tưởng thưởng xứng đáng khi ông giành giải Nobel
Vật lý bốn năm sau đó*, và chẳng còn ai nhớ tới những sai lầm của ông nữa.
Thật thú vị, Segrè đã mượn bộ vest trắng của Edwin McMillan để mặc trong
buổi lễ nhận giải.
Sau thất bại với ADN, Pauling đã nhận được một giải “khuyến khích”: giải
Nobel Hóa học có phần muộn màng năm 1954. Pauling tiếp tục mở đường
cho các lĩnh vực mới, đúng như phong cách từ trước tới nay. Phát bực vì
bệnh cảm lạnh mãn tính của bản thân, Pauling đã tự mình thử nghiệm
phương pháp uống vitamin liều cao. Không ai rõ vì sao nhưng cách này
dường như hữu hiệu với ông, và ông hào hứng nói với người khác. Sự bảo
chứng của Pauling – một người giành giải Nobel – đã tạo đà cho cơn sốt
chất bổ sung dinh dưỡng vẫn còn mạnh mẽ cho đến ngày nay, gồm cả quan
niệm mơ hồ về khoa học rằng vitamin C có thể chữa cảm lạnh. (Xin cáo lỗi
với những ai ủng hộ ý tưởng này.) Ngoài ra, Pauling còn từ chối làm việc
cho Dự án Manhattan và trở thành nhà hoạt động phản đối vũ khí hạt nhân
hàng đầu thế giới. Ông tham gia các cuộc biểu tình và chấp bút những tựa
sách như No More War! (Hãy chấm dứt chiến tranh!) Ông thậm chí còn
giành được giải Nobel thứ hai (ngoài dự kiến) vào năm 1962 – Nobel Hòa
bình – và trở thành người duy nhất giành trọn hai giải Nobel mà không phải
chia sẻ với ai. Tuy nhiên, ông đã chia sẻ sân khấu ở Stockholm năm đó với
hai người đoạt giải Nobel Y-Sinh: James Watson và Francis Crick.