nhận ra rằng: trong ADN, A phải liên kết với T và C phải liên kết với G.
(Trớ trêu thay, nhà khoa học đó cũng nói với Pauling điều tương tự từ nhiều
năm trước trên một chiếc du thuyền. Nhưng do bực bội vì kỳ nghỉ bị người
đồng nghiệp ồn ào này làm gián đoạn, Pauling đã bỏ ngoài tai.) Một phép
màu kỳ diệu nữa là hai cặp nucleotit đó lại ghép vào nhau vừa như in, hệt
như những mảnh ghép của bộ xếp hình. Điều này giải thích tại sao các mạch
đơn của ADN liên kết với nhau rất chặt chẽ, lý do chính khiến ý tưởng
chuyển nhóm photphat vào trong của Pauling không đúng. Trong khi
Pauling đang vật lộn với mô hình của mình, Watson và Crick đã xoay mô
hình từ trong ra ngoài, nên các ion PO
4
3-
sẽ không chạm vào nhau. Điều này
mang lại cho họ một cấu trúc giống như thang xoắn, chính là chuỗi xoắn kép
lừng danh. Mọi thứ đều được kiểm tra rất chính xác; và trước khi Pauling
kịp nhận ra*, họ đã công bố mô hình này trên tạp chí Nature số ra ngày 25
tháng 4 năm 1953.
Đây như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mô hình ADN ba chuỗi xoắn và
photphat ngược. Vậy Pauling đã phản ứng ra sao? Và cả thái độ của ông
trước thành công vĩ đại trong lĩnh vực sinh học của đối thủ là phòng thí
nghiệm Bragg? Bằng sự cao thượng đáng ngưỡng mộ mà tất cả chúng ta đều
hy vọng mình sẽ có khi ở hoàn cảnh tương tự. Pauling thừa nhận sai lầm
cùng thất bại của mình, và còn ủng hộ Watson và Crick bằng cách mời họ
tham dự một hội nghị do ông tổ chức vào cuối năm 1953. Việc ủng hộ chuỗi
xoắn kép đã nhanh chóng chứng minh sự cao thượng của Pauling.
Từ năm 1953 trở đi, mọi việc tốt đẹp hơn nhiều cho cả Pauling và Segrè.
Năm 1955, Segrè và Owen Chamberlain (một nhà khoa học khác của
Berkeley) đã phát hiện ra phản proton – phản hạt của proton thông thường.
Chúng có điện tích âm, có thể đi ngược thời gian và đáng sợ nhất là tiêu diệt
mọi vật chất “chuẩn” (như bạn hoặc tôi) khi tiếp xúc. Sau khi sự tồn tại của
phản vật chất được dự đoán vào năm 1928, chỉ có duy nhất phản electron
(positron) là được phát hiện nhanh chóng và dễ dàng vào năm 1932. Nhưng
phản proton thì không dễ như vậy, nó là “nguyên tố tecneti” mãi lảng tránh