CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 18

Trước khi giới thiệu bảng tuần hoàn, giáo viên nên loại bỏ mọi ký tự lộn xộn
để học sinh chỉ chú ý vào dạng trống trơn của nó.

Bảng tuần hoàn trông như thế nào? Nó giống như một tòa lâu đài với bức
tường chính không cân xứng như thể công tượng hoàng gia vẫn chưa xây
xong mạn trái và ở hai đầu là các tháp canh nhô cao. Nó có mười tám cột
lởm chởm và bảy hàng ngang, với một “đường băng” gồm hai hàng phụ ở
bên dưới. Lâu đài được xây bằng “gạch” và điều kỳ lạ đầu tiên về nó là
những viên gạch không thể đổi chỗ cho nhau. Mỗi viên gạch là một nguyên
tố
, hay một chất (bảng tuần hoàn có 112 nguyên tố đã được IUPAC công
nhận và đặt tên chính thức vào thời điểm cuốn sách này được viết, ngoài ra
còn vài nguyên tố khác đang “xếp hàng” chờ duyệt – BTV) và cả lâu đài sẽ
sụp đổ nếu có bất kỳ viên gạch nào nằm sai vị trí. Nếu các nhà khoa học xác
định được một nguyên tố phù hợp với một ô khác hoặc hai nguyên tố có thể
hoán đổi cho nhau, tất cả sẽ sụp đổ. Nhận định này không hề ngoa chút nào.

Một điều gây tò mò khác về mặt kiến trúc là mỗi khu vực của lâu đài được
tạo thành từ một vật liệu khác nhau, nghĩa là không phải mọi viên gạch đều
làm từ cùng một chất và tính chất của chúng cũng không giống nhau. Bảy
mươi lăm phần trăm gạch là kim loại, tức hầu hết các nguyên tố là chất rắn
lạnh, xám – ít nhất là ở nhiệt độ quen thuộc với con người. Vài cột ở phía

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.