kỷ sau, họ đã phải sản xuất 40.000 kg/ngày để đáp ứng nhu cầu. Và giá
thành đã giảm mạnh theo đà tăng của sản lượng. Nhiều năm trước khi Hall
ra đời, một phát minh đột phá đã giảm giá nhôm từ 1.200 đô la Mỹ mỗi
kilogram xuống còn 40 đô la Mỹ mỗi kilogram trong bảy năm. Năm mươi
năm sau, công ty của Hall đã giảm giá chỉ còn 25 cent/kilogram (thậm chí
không cần điều chỉnh theo lạm phát). Trong lịch sử Mỹ, có lẽ chỉ có cuộc
cách mạng bán dẫn silic 80 năm sau đó* mới vượt qua được mức tăng
trưởng này. Và giống như các ông trùm máy tính sau này, Hall đã chiếm lĩnh
thị trường. Khi qua đời năm 1914, ông sở hữu cổ phiếu Alcoa trị giá 30 triệu
đô la Mỹ* (khoảng 650 triệu đô la Mỹ ngày nay). Và nhờ có Hall, nhôm đã
trở thành thứ kim loại tầm thường mà chúng ta vẫn biết: nó được dùng để
sản xuất lon nước ngọt, gậy bóng chày trong các giải đấu Little League và
thân máy bay. (Và nó vẫn hiên ngang nằm trên đỉnh Tượng đài Washington.)
Tôi đồ rằng chính cảm quan và tâm tính sẽ quyết định suy nghĩ của các bạn
về việc nhôm có nên tiếp tục giữ vị trí như là thứ kim loại quý nhất hay có
năng suất cao nhất thế giới nữa hay không.
Trong cuốn sách này, tôi cũng tình cờ viết nhôm là “aluminium” chứ không
dùng cách viết “aluminum” của người Mỹ. Sự bất đồng trong cách viết* bắt
nguồn từ sự phát triển nhanh chóng của kim loại này. Khi suy đoán về sự tồn
tại của nguyên tố thứ 13, các nhà hóa học đầu thế kỷ 19 dùng cả hai cách,
nhưng cuối cùng đã quyết định thêm “i”. Cách viết đó khiến cái tên của
nhôm tương tự như tên của bari, magie, natri và stronti1. Khi Charles Hall
nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho quy trình điện phân của mình, ông cũng
dùng “aluminium”. Tuy nhiên, khi quảng cáo nhôm thì Hall lại tỏ ra dễ dãi
hơn về chính tả. Đã có những tranh luận về việc bỏ “i” trong các tờ quảng
cáo là vô tình hay cố ý; nhưng sau khi Hall nhìn thấy “aluminum”, ông nghĩ
rằng đó là cái tên tuyệt vời vì “aluminum” sẽ gợi lên sự sang trọng giống
như bạch kim (platinum). Từ đó ông quyết định dùng tên gọi không có “i”.
Kim loại mới của ông nhanh chóng phổ biến và chứng tỏ được sự quan
trọng về mặt kinh tế, đến nỗi “aluminum” đã thành dấu ấn không thể phai
mờ trong tâm lý người Mỹ. Vì khi ở Mỹ, “tiền là tiên là phật”.