và “Paris” để đặt tên nguyên tố mới, mà lại dùng các tên cổ xưa tương ứng
là “Gallia” (gali) và “Lutetia” (luteti), như thể muốn nịnh bợ Julius Caesar
vậy.
Ngày nay, chuyện này dường như rất lạ – rằng các nhà khoa học lại giàu
kiến thức về cổ ngữ hơn là, ờ, khoa học – nhưng trong nhiều thế kỷ trước,
khoa học chưa phải là sự nghiệp mà chỉ là một thú vui* cho những kẻ
nghiệp dư (giống như việc sưu tầm tem). Khoa học chưa được toán học hóa
nên vẫn còn dễ tiếp cận, và một quý tộc tầm cỡ như Johann Wolfgang von
Goethe có thể chen chân vào thảo luận khoa học, dù đủ tiêu chuẩn hay
không.
Ngày nay Goethe được nhớ đến như một tác gia có sức ảnh hưởng và khả
năng truyền tải cảm xúc chỉ kém Shakespeare. Ngoài sự nghiệp văn chương,
ông có vai trò chính trường mạnh mẽ và tham gia các cuộc tranh luận chính
sách ở hầu hết mọi lĩnh vực. Nhiều người vẫn xếp ông là người Đức vĩ đại
nhất, thông thái nhất lịch sử. Nhưng phải thừa nhận, ấn tượng đầu tiên của
tôi về Goethe là ông hơi... khốn nạn.
Một mùa hè nọ, khi còn học đại học, tôi làm việc cho một giáo sư vật lý
không bao giờ thiếu chuyện hay để kể nhưng luôn thiếu các dụng cụ cơ bản
như dây cáp điện. Điều đó nghĩa là tôi phải đến phòng thiết bị của khoa ở
tầng hầm để xin. Tay “quản hầm” là một người đàn ông nói tiếng Đức. Để
phù hợp với công việc kiểu Quasimodo này
1
, ông thường không cạo râu, để
tóc dài ngang vai và xoăn lại, cánh tay rộng và khuôn ngực lớn khiến ông
dường như cao hơn chiều cao thực.
1
. Nhân vật thằng gù ở nhà thờ Đức Bà trong tiểu thuyết của Victor Hugo.
(BTV)
Tôi luôn run mỗi khi gõ cửa, không biết phải nói gì khi ông nheo mắt lại và
hỏi với vẻ giễu cợt: “Ông ấy khônk có zợi dây cáp lào ư?”.