đi chệch hướng. Thay vì sử dụng stronti và các nguyên tố láng giềng để tìm
kiếm quy luật sắp xếp nguyên tố phổ quát, các nhà hóa học (chịu ảnh hưởng
của đạo Kitô giáo, thuật giả kim và niềm tin của trường phái Pythagoras
rằng những con số là hiện thân của hiện thực siêu hình bằng cách nào đó)
nhìn đâu cũng thấy “bộ ba” và cắm đầu vào nghiên cứu “Thần số bộ ba”. Họ
tính toán chỉ để tìm cho ra bộ ba. Chỉ cần tìm ra được một mối quan hệ như
vậy, họ vẫn sẽ cố biến nó thành một điều thiêng liêng, bất kể quá trình có
mệt mỏi đến mức nào. Tuy nhiên, nhờ có Döbereiner, stronti là nguyên tố
đầu tiên được đặt chính xác trong sơ đồ phổ quát lớn hơn của các nguyên tố.
Döbereiner sẽ không bao giờ tìm ra tất cả những điều này nếu không có sự
tin tưởng và sau đó là sự hỗ trợ của Goethe.
Sau đó, Döbereiner một lần nữa chứng minh Goethe đã không nhìn nhầm
người: năm 1823, ông phát minh ra “bật lửa” bỏ túi đầu tiên. Chiếc bật lửa
này dựa vào khả năng rất đáng tò mò là hấp thụ được (nhờ đó lưu trữ) một
lượng lớn khí hydro dễ cháy của bạch kim. Trong thời đại mà từ nấu ăn tới
sưởi ấm đều cần lửa, lợi ích kinh tế của phát minh này là không thể đo đếm
được. Chiếc bật lửa (được gọi là “đèn Döbereiner”) đã giúp Döbereiner nổi
tiếng toàn cầu chẳng kém gì Goethe.
Vậy nên dù các công trình khoa học của Goethe còn cẩu thả, nhưng các tác
phẩm của ông đã giúp lan truyền ý tưởng rằng khoa học là cao quý, và sự
bảo trợ của ông đã thúc đẩy sự ra đời của bảng tuần hoàn. Ít nhất thì ông vẫn
xứng đáng có một vị trí danh dự trong lịch sử khoa học (điều hẳn sẽ làm ông
hài lòng). Tôi cũng xin được trích câu nói của chính đại thi hào Goethe (xin
lỗi người thầy ở phòng thí nghiệm hồi đại học của tôi!): “Lịch sử của khoa
học chính là khoa học.”
Goethe coi trọng vẻ đẹp trí tuệ của khoa học, và những người giống như ông
thường sẽ say sưa trong tính đối xứng của bảng tuần hoàn và sự lặp lại có
chút biến tấu của nó (như nhạc của Bach vậy). Tuy nhiên, không phải mọi
nét đẹp của bảng tuần hoàn đều trừu tượng. Bảng tuần hoàn truyền cảm
hứng nghệ thuật dưới mọi hình thức. Bản thân vàng, bạc, bạch kim vốn rất