đẹp, và các nguyên tố như cadimi và bitmut cũng tạo ra màu sắc sặc sỡ trong
khoáng chất hay sơn dầu. Các nguyên tố cũng có vai trò to lớn trong thiết kế
để tạo ra các vật dụng đẹp đẽ hằng ngày. Các loại hợp kim mới thường có sự
cải thiện tinh tế về độ bền hay tính linh hoạt, giúp một thiết kế đang từ tiện
dụng trở nên phi thường. Nếu pha trộn đúng nguyên tố, ngay cả cây bút máy
hết sức bình thường cũng có thể trông đầy uy nghiêm* (câu này quả thật
không hề ngoa, ít nhất là với những người thích bút).
Vào cuối những năm 1920, nhà thiết kế huyền thoại người Hungary (sau này
là người Mỹ) László Moholy-Nagy đã tạo ra sự khác biệt mấu chốt giữa “lỗi
thời cưỡng bức” và “lỗi thời nhân tạo”. Lỗi thời cưỡng bức là quá trình tất
yếu của công nghệ, xuất hiện đầy rẫy trong lịch sử: lưỡi cày nhường đường
cho máy gặt, súng hỏa mai nhường đường cho súng máy Gatling, vỏ tàu
chuyển từ gỗ sang thép. Ngược lại, Moholy-Nagy cho rằng lỗi thời nhân tạo
đã thống trị thế kỷ 20 và sẽ còn hơn nữa. Mọi người từ bỏ hàng tiêu dùng
không phải vì chúng hết hạn sử dụng, mà bởi có các thiết kế mới lạ hơn. Là
một nghệ sĩ và cũng được coi là triết gia về thiết kế, Moholy-Nagy cho rằng
lỗi thời nhân tạo là thực dụng, ấu trĩ và “băng hoại đạo đức”. Thật khó tin,
nhưng cây bút máy cực kỳ bình thường từng là điển hình về khát khao tham
lam của con người về bất kỳ một thứ gì cao cấp và tân thời.
Cuộc phiêu lưu của cây bút bắt đầu từ năm 1923 từ một người, như thể
Nhẫn Chúa trong tay Frodo. Năm 28 tuổi, Kenneth Parker đã thuyết phục
được ban giám đốc của công ty gia đình mình tập trung đầu tư vào một thiết
kế mới của anh: cây bút Duofold xa xỉ. (Anh đã thông minh đợi đến khi cha
mình – chủ công ty – lên đường chu du trên biển quanh châu Phi và châu Á
để không bị ai phủ quyết.) Mười năm sau, trong những ngày tồi tệ nhất của
Đại Khủng hoảng, Parker đã lần nữa “tất tay” với một mẫu bút xa xỉ khác:
bút Vacumatic. Và chỉ vài năm sau đó, Parker (khi đó đã trở thành ông chủ)
lại khao khát một thiết kế mới nữa. Ông đã đọc và tiếp thu các lý thuyết về
thiết kế của Moholy-Nagy, nhưng thay vì để sự chỉ trích nặng tính đạo đức
của “lỗi thời nhân tạo” gặm nhấm mình, Parker đã nhìn nó theo phong cách