kỳ phép so sánh nào, mô hình hành tinh này rất dễ đi quá xa, như một số nhà
khoa học nổi tiếng đã chán nản nhận thấy.
Liên kết ion giải thích tại sao sự kết hợp giữa halogen và kim loại kiềm (như
natri clorua – muối ăn) lại phổ biến. Tương tự, các nguyên tố từ cột dư hai
electron (như canxi) và các nguyên tố từ cột thiếu hai electron (như oxy)
thường tự liên kết với nhau. Đó là cách dễ nhất để chúng tự đáp ứng nhu cầu
của nhau. Các nguyên tố ở những cột không thuận nghịch cũng liên kết theo
cách tương tự. Hai ion natri (Na
+
) kết hợp với một oxy (O
-2
) để tạo thành
natri oxit (Na
2
O). Sự hình thành của canxi clorua (CaCl
2
) cũng vậy. Nhìn
chung, bạn có thể nắm được cách các nguyên tố kết hợp với nhau chỉ bằng
một cái liếc mắt: hãy lưu ý số cột và tìm ra điện tích của chúng. Mô thức này
hoàn toàn nằm ngoài tính đối xứng trái-phải đẹp mắt của bảng tuần hoàn.
Tiếc thay, không phải mọi nguyên tố trong bảng tuần hoàn đều gọn gàng và
dễ hiểu như vậy. Nhưng chính sự mất trật tự của một số nguyên tố lại khiến
chúng trở thành điểm đến thú vị.
Có câu chuyện vui rằng: vào buổi sáng nọ, một trợ lý phòng thí nghiệm đã
lao vào văn phòng của nhà khoa học với vẻ vui sướng tột độ, bất chấp một
đêm làm việc không nghỉ. Người trợ lý cầm một chai đựng chất lỏng màu
xanh lá cây đang kêu xèo xèo và thốt lên rằng mình đã phát hiện ra một
dung môi vạn năng. Nhà khoa học hồ hởi nhìn cái chai và hỏi: “Dung môi
vạn năng là gì vậy?”. Người trợ lý vồn vã đáp: “Là một axit có khả năng hòa
tan mọi thứ”.
Sau khi cân nhắc tin tức gây chấn động này – một axit vạn năng không
những là phép màu khoa học, mà còn có thể giúp cả hai trở thành tỷ phú –
nhà khoa học tiếp lời: “Vậy làm sao anh giữ được nó trong chai thủy tinh?”.
Đây là một “đòn nốc ao” thực sự, và hẳn không khó hình dung Gilbert
Lewis đang mỉm cười đầy chua chát. Các electron điều khiển bảng tuần
hoàn, và không ai dành nhiều thời gian cùng công sức để làm sáng tỏ hành