chiếu bản đồ Mercator
2
để cột mười tám gặp cột một, đông gặp tây thì rìa
phía tây thậm chí còn xuất hiện các nguyên tố hoạt động hóa học mạnh hơn
nữa: các kim loại kiềm. Khí trơ ôn hòa giống như một khu vực phi quân sự
lọt thỏm giữa các nước láng giềng đầy bất ổn.
2
. Được đặt theo tên Gerardus Mercator (5/3/1512 - 2/12/1594) là nhà vẽ
bản đồ, nhà địa lý học người Vlaanderen (nay thuộc Bỉ). Ông có công lớn
trong vẽ nên tấm bản đồ đầu tiên sử dụng phép chiếu mang tên mình. (BTV)
Mặc dù cũng là kim loại nhưng thay vì bị gỉ sét hoặc ăn mòn, kim loại kiềm
lại có thể tự bốc cháy trong không khí hoặc nước. Chúng cũng tạo thành mối
quan hệ cộng sinh với halogen. Các halogen có bảy electron ở lớp ngoài
cùng, thiếu một electron để tạo thành cấu hình bát tử bền vững; còn kim loại
kiềm có một electron ở lớp ngoài cùng và lớp dưới đã có đủ electron. Vì
vậy, việc kim loại kiềm chia sẻ electron dư với halogen để tạo ra ion dương
và âm rồi hình thành các liên kết mạnh là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Kiểu liên kết này luôn xảy ra nên electron là phần quan trọng nhất của
nguyên tử. Chúng chiếm hầu hết không gian của nguyên tử, giống như đám
mây xoáy quanh một lõi đặc (là hạt nhân nguyên tử). Dù các thành phần của
hạt nhân – proton và neutron – lớn hơn các electron riêng lẻ rất nhiều, nhưng
điều này vẫn đúng. Nếu nguyên tử được phóng to bằng một sân vận động,
hạt nhân giàu proton sẽ là một quả bóng tennis ở vạch giữa sân. Các electron
sẽ là những hạt rất nhỏ bay cực nhanh quanh nó, chúng sẽ va vào bạn rất
nhiều lần mỗi giây đến mức bạn không tài nào vào trong sân được – giống
như một bức tường vững chắc vậy. Cho nên hạt nhân khuất sâu bên trong
không tham gia vào sự tương tác giữa các nguyên tử; chỉ các electron mới
đóng vai trò quan trọng.*
Cảnh báo ngắn: đừng quá gắn electron với hình ảnh những hạt nhỏ rời rạc
quay quanh một lõi rắn. Hoặc theo ẩn dụ quen thuộc hơn là coi electron như
các hành tinh quay quanh mặt trời hạt nhân. Tuy dễ hiểu nhưng cũng như bất