là để giải quyết một câu hỏi gây tranh cãi), nhưng phản ứng hợp hạch lạnh
đã chết trong “ghẻ lạnh” chỉ sau vỏn vẹn 40 ngày kể từ lần đầu công bố. Một
người tham dự hội nghị đã tóm tắt lại câu chuyện ầm ĩ này bằng những vần
thơ châm biếm, tuy còn hơi lạc điệu:
Anh em ơi,
Hàng chục triệu đô vừa đặt vào canh bạc
Bởi lẽ có mấy cha làm khoa học
Đặt nhiệt kế vào chỗ này thay vì chỗ khác.
Nhưng những hiệu ứng tâm lý thú vị của câu chuyện vẫn tiếp diễn. Nhu cầu
tin vào năng lượng sạch, rẻ của thế giới quá mãnh liệt và mọi người khó có
thể bình tâm. Và đây là nơi khoa học biến thành ảo tưởng. Giống như trong
ngoại cảm, dường như chỉ có cô đồng mới có khả năng mang lại các kết quả
then chốt và chỉ trong những điều kiện không công khai được. Chính vì vậy,
giới đam mê phản ứng hợp hạch lạnh không những không dừng lại, mà còn
khuyến khích giới đam mê nghiệp dư. Pons và Fleischmann cũng không
thoái lui, và những người ủng hộ nói đỡ rằng hai người (và cả chính mình) là
những “kẻ nổi loạn” quan trọng: những người duy nhất hiểu chuyện. Sau
năm 1989, một số nhà phê bình khoa học phản bác bằng các thí nghiệm của
chính họ, nhưng các tín đồ của phản ứng hợp hạch lạnh luôn có khả năng
thanh minh cho mọi kết quả tồi tệ (có khi còn giỏi hơn cả những gì họ thể
hiện trong công trình khoa học ban đầu). Các nhà phê bình cuối cùng đã bỏ
cuộc. Nhà vật lý David Goodstein của CalTech tóm tắt mọi vấn đề trong một
bài luận xuất sắc về phản ứng hợp hạch lạnh: “Vì nhóm Hợp hạnh Lạnh coi
bản thân họ là một cộng đồng đang bị bủa vây nên những phê bình nội bộ
không xuất hiện nhiều. Các thử nghiệm và lý thuyết thường được chấp nhận
từ đầu bởi nỗi lo sợ rằng thông tin sẽ đến tai các nhà phê bình (nếu họ có để
tâm nghe ngóng). Trong trường hợp này, những kẻ gàn dở sẽ khua môi múa
mép và khiến cho mọi thứ trở nên tệ hơn với những ai tin rằng ở đây họ