đang làm khoa học nghiêm túc”. Khó có thể mô tả súc tích về khoa học ảo
tưởng hơn thế.*
1
. Thảm họa Hindenburg (6/5/1937) là sự kiện diễn ra khi tàu bay khinh khí
nổi tiếng LZ 129 Hindenburg bị bắt lửa tại cột mốc kéo và đâm đầu xuống
cháy rụi tại New Jersey (Mỹ). Vụ tai nạn kinh hoàng này khiến 35 người
thiệt mạng trong số 97 người trên tàu, và đã kết thúc kỷ nguyên của tàu bay
khinh khí. (BTV)
Lời giải thích bao dung nhất về Pons và Fleischmann là họ không phải lũ lừa
đảo biết hợp hạch lạnh bất khả thi nhưng muốn nhanh ghi điểm. Họ sẽ bị
bắt, bởi bấy giờ không còn là năm 1789 – thời mà có thể lừa từ thị trấn này
sang thị trấn khác – nữa. Có thể họ đã hồ nghi nhưng lại bị tham vọng làm
mờ mắt và muốn được cả thế giới tôn sùng, dù chỉ trong khoảnh khắc. Hoặc
chỉ đơn giản là hai người bị lừa bởi một tính chất kỳ quặc của paladi. Tới
nay cũng không ai biết paladi hấp thụ được nhiều hydro đến thế bằng cách
nào. Nhằm vớt vát các nghiên cứu của Pons và Fleischmann (tuy loại bỏ
quan điểm của họ), một số nhà khoa học thực sự nghĩ rằng có điều kỳ quặc
đang diễn ra trong các thí nghiệm với nước nặng và paladi. Những bong
bóng kỳ lạ xuất hiện trong paladi, còn các nguyên tử của nó tự sắp xếp lại
theo những cách mới lạ. Có lẽ thậm chí đã xảy ra một số tương tác hạt nhân
yếu. Dù sao, Pons và Fleischmann đã tiên phong trong lĩnh vực này. Tên của
hai người sẽ được khắc ghi vào lịch sử khoa học, chỉ là không theo cách mà
họ thích.
Dĩ nhiên, không phải mọi nhà khoa học điên đều chìm đắm trong khoa học
ảo tưởng. Crookes đã thức tỉnh và tiếp tục có những nghiên cứu tuyệt vời.
Cũng có những trường hợp hiếm hoi khi mà khoa học chân chính ban đầu lại
chẳng khác gì khoa học ảo tưởng. Nhờ Wilhelm Röntgen gắng hết sức để
chứng minh bản thân sai – một tín điều của phương pháp khoa học – khi
theo đuổi một khám phá căn bản về các bức xạ vô hình nhưng không thể,
nhà khoa học có tinh thần mong manh này đã mãi mãi lưu danh sử sách.