CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 262

Chương 16

Hóa học ở nhiệt độ âm cùng cực

Röntgen không chỉ là một ví dụ điển hình về sự tỉ mỉ đáng quý trong khoa
học; ông cũng nhắc nhở các nhà khoa học rằng bảng tuần hoàn không bao
giờ thiếu những bất ngờ. Ngay cả ngày nay thì các nguyên tố vẫn luôn có
điều mới lạ để khám phá. Tuy nhiên, do hầu hết các mục tiêu dễ dàng đều đã
đạt được từ thời của Röntgen nên để khám phá được những điều mới cần có
các phương pháp mạnh mẽ. Các nhà khoa học đã phải “chất vấn” các
nguyên tố trong những điều kiện ngày càng khắc nghiệt – đặc biệt là cực
lạnh – để chúng bộc lộ những tính chất kỳ lạ. Điều kiện cực lạnh cũng
không phải luôn luôn suôn sẻ cho người thực hiện khám phá. Dù những
người kế thừa của Lewis và Clark sau này đã khám phá phần lớn châu Nam
Cực vào năm 1911, nhưng chưa từng có ai đặt chân đến Cực Nam. Vậy nên
một cuộc đua lịch sử giữa các nhà thám hiểm xem ai có mặt tại đây trước là
không thể tránh khỏi. Và một bài học cảnh tỉnh nghiệt ngã về hóa học ở
nhiệt độ cực đoan cũng không thể tránh khỏi.

Năm đó rất lạnh (ngay cả theo chuẩn Nam Cực), nhưng nhóm thám hiểm
người Anh do Robert Falcon Scott dẫn đầu vẫn tin rằng họ sẽ là những
người đầu tiên đặt chân đến 90 độ vĩ nam. Đoàn của họ khởi hành tới Nam
Cực bằng xe chó kéo cùng đồ tiếp tế vào tháng 11. Phần lớn đoàn là đội hỗ
trợ; họ đã để lại thức ăn và nhiên liệu trên đường đi để nhóm nhỏ cuối cùng
đến đích có thêm đồ tiếp tế khi trở về.

Thành viên trong đoàn rơi rụng từng chút một, và sau hàng tháng trời đi bộ,
chỉ còn năm người đàn ông do Scott dẫn đầu đến cực nam vào tháng 1 năm
1912 – chỉ để thấy một túp lều màu nâu, một lá cờ Na Uy và một lá thư thân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.