Chương 17
Các quả cầu tráng lệ: Ngành bong bóng
học
Không phải mọi đột phá về bảng tuần hoàn đều phải đi sâu vào các trạng
thái kỳ lạ và phức tạp của vật chất như ngưng tụ Bose-Einstein. Các chất
rắn, lỏng, khí thường nhật đôi khi vẫn mở ra những bí mật, nếu vận may và
cảm hứng khoa học bén duyên. Có giai thoại rằng một trong những thiết bị
khoa học quan trọng nhất lịch sử đã thực sự được phát minh nhờ một ly bia,
chứ không nhờ một chầu nhậu bia.
Donald Glaser là một giảng viên 25 tuổi khiêm nhường và nhiều khát vọng,
vẫn hay lui tới các quán bar gần Đại học Michigan. Một đêm, Glaser nhìn
chằm chằm vào đám bọt trong cốc bia tươi của mình và vô thức nghĩ về vật
lý hạt. Lúc đó là năm 1952; các nhà khoa học đang sử dụng kiến thức từ Dự
án Manhattan và khoa học hạt nhân để tạo ra các loại hạt kỳ lạ và kém bền
như kaon, muon và pion – những anh em bí hiểm của đám proton, neutron
và electron vốn đã quen thuộc. Giới vật lý hạt ngờ (thậm chí hy vọng) rằng
những hạt đó sẽ lật đổ vị thế bản đồ cơ bản về vật chất của bảng tuần hoàn,
vì chúng đào sâu hơn vào cấp độ hạ nguyên tử.
Nhưng để tiến xa hơn, họ cần một cách tốt hơn để “nhìn thấy” những hạt vô
cùng nhỏ đó và theo dõi hoạt động của chúng. Nghiền ngẫm bên trên cốc
bia, Glaser – với mái tóc bồng bềnh, đeo kính và trán cao – cho rằng bong
bóng chính là câu trả lời. Trong chất lỏng, bọt thường hình thành quanh các
vùng khuyết hoặc không đồng nhất như các vết xước siêu nhỏ trong ly sâm
panh và cacbon dioxit hòa tan trong bia. Là một nhà vật lý, Glaser biết rằng
bong bóng đặc biệt dễ hình thành khi chất lỏng nóng lên và đạt gần điểm sôi