Tùy vào kích thước và điện tích, mỗi loại hạt hạ nguyên tử tạo ra các vệt
xoáy và xoắn ốc riêng khi hình thành trong buồng bong bóng. Các đường
trong hình thực chất là các vệt bong bóng cách đều nhau trong một bể chứa
hydro lỏng cực lạnh. (Nguồn: CERN)
Chỉ có Chúa mới biết vì lý do gì – có lẽ là những hấp dẫn còn sót lại từ thời
đại học – mà chàng trai trẻ Glaser quyết định rằng bia (chứ không phải
hydro) là chất lỏng tốt nhất cho “súng nguyên tử” ngắm bắn. Ông thực sự
nghĩ rằng bia sẽ dẫn đến một bước đột phá làm nên thời đại trong lĩnh vực
hạ nguyên tử. Bạn hẳn có thể tưởng tượng ra cảnh ông lén mang bia
Budweiser tới phòng thí nghiệm vào ban đêm và chia đôi xách bia: một nửa
“dốc bầu”, một nửa cúng thần khoa học khi rót vào những cốc thí nghiệm
nhỏ xíu loại bia “tuyệt nhất nước Mỹ”, đun tới gần điểm sôi và bắn hạt vào
chúng để tạo ra những hạt kỳ lạ nhất trong nền vật lý đương thời.
Thật không may cho khoa học, sau này Glaser tiết lộ rằng các thí nghiệm với
bia đã thất bại. Các đồng nghiệp trong phòng thí nghiệm cũng không thích
mùi bia bay hơi cho lắm. Không nản lòng, Glaser đã tinh chỉnh các thí
nghiệm; và đồng nghiệp của ông là Luis Alvarez – người nổi tiếng với giả
thuyết thiên thạch gây ra vụ tuyệt chủng của khủng long – cuối cùng đã xác
định hydro mới là chất lỏng thích hợp nhất. Hydro lỏng sôi ở -259°C, nên