CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 279

(hãy nghĩ về ấm nước sắp sôi trên bếp). Kỳ thực, nếu bạn giữ một chất lỏng
ngay dưới điểm sôi, nó sẽ tạo bong bóng nếu có bất cứ thứ gì khuấy động.

Đây là một khởi đầu tốt nhưng vẫn chỉ là vật lý cơ bản. Điều khiến Glaser
nổi bật là những bước tư duy tiếp theo. Những hạt hiếm như kaon, muon và
pion chỉ xuất hiện khi hạt nhân nguyên tử bị vỡ vụn. Vào năm 1952, có thiết
bị gọi là buồng mây với một “súng” bắn các nguyên tử cực nhanh vào khí
lạnh có trong buồng. Muon, kaon và nhiều hạt khác xuất hiện trong buồng
sau những lần bắn phá trực tiếp, và khí ngưng tụ thành giọt lỏng dọc theo vị
trí của các hạt. Glaser nghĩ: “Nhưng thay chất khí bằng chất lỏng thì có lý
hơn”. Mật độ phần tử trong chất lỏng đậm đặc hơn chất khí hàng ngàn lần,
nên việc nhắm “súng” nguyên tử vào hydro lỏng (giả sử) sẽ gây ra nhiều va
chạm hơn. Thêm vào đó, nếu hydro lỏng được giữ ngay dưới điểm sôi thì
chỉ một va chạm nhỏ từ các hạt bí ẩn kia cũng làm hydro sủi lên (như bọt
trong cốc bia vậy). Glaser cũng cho rằng mình có thể chụp ảnh những vệt
bong bóng, sau đó so sánh sự khác biệt trong vệt bọt của các hạt có kích
thước và điện tích khác nhau để lại. Khi Glaser nhận ra toàn bộ vấn đề cũng
là lúc chàng trai trẻ tợp hớp bia cuối cùng.

Giai thoại này cho thấy sự tình cờ mà các nhà khoa học vốn vẫn tin. Nhưng
giống như hầu hết các giai thoại, nó không hoàn toàn chính xác. Glaser đã
phát minh ra buồng bong bóng nhờ thử nghiệm cẩn thận trong phòng thí
nghiệm, chứ không phải nhờ nguệch ngoạc lên tờ giấy ăn của quán bar. Thật
thú vị, sự thật còn lạ hơn cả giai thoại. Glaser đã thiết kế để buồng bong
bóng vận hành như đã giải thích ở trên, chỉ khác một điểm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.