CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 312

Chương 19

Những thứ nằm ngoài bảng tuần hoàn

Có một câu hỏi hóc búa hiện ra ở gần rìa của bảng tuần hoàn. Các nguyên tố
phóng xạ mạnh luôn luôn hiếm; nên theo trực giác, bạn sẽ cho rằng nguyên
tố kém bền nhất cũng là khan hiếm nhất. Và franci siêu kém bền – nguyên tố
có nguyên tử bị xóa sổ nhanh và triệt để nhất mỗi khi xuất hiện trong vỏ Trái
Đất – thực sự rất hiếm. Franci tan biến nhanh hơn bất kỳ nguyên tố tự nhiên
nào khác, nhưng một nguyên tố thậm chí còn hiếm hơn cả thế. Nó là một
nghịch lý, và để giải quyết nó đòi hỏi phải bỏ qua giới hạn an toàn của bảng
tuần hoàn. Nó đặt ra cho các nhà vật lý hạt nhân một “Tân Thế Giới” khác
để chinh phục: “hòn đảo bền” – hy vọng sáng sủa nhất và có lẽ là duy nhất
để mở rộng bảng tuần hoàn ra khỏi giới hạn hiện tại.

Như chúng ta đã biết, 90% nguyên tử trong vũ trụ là hydro và 10% còn lại là
heli. Mọi thứ khác (gồm cả Trái Đất nặng 6 × 10

24

kg này) hoàn toàn chẳng

đáng kể. Và trong 6 × 10

24

kg đó, tổng lượng atatin – nguyên tố tự nhiên

hiếm nhất – chỉ có khoảng 28 g, ít tới mức kỳ quặc. Để hình dung một cách
(hơi) dễ hiểu, hãy tưởng tượng rằng bạn để chiếc Buick Astatine trong một
nhà để xe rộng lớn và không biết nó ở đâu. Hãy tưởng tượng sự tẻ nhạt khi
đi qua từng hàng, từng tầng, từng ô để tìm xe. Để giống quá trình tìm
nguyên tử atatin trên Trái Đất, nhà để xe đó phải rộng khoảng 100 triệu ô đỗ,
dài 100 triệu hàng và cao 100 triệu tầng. Có tới 160 nhà để xe như vậy, và
chỉ có duy nhất một chiếc Astatine. Thôi thì đi bộ về nhà cho nhanh.

Nếu atatin hiếm tới mức như vậy thì thắc mắc về việc các nhà khoa học rút
ra con số này thế nào cũng là dễ hiểu. Câu trả lời là họ đã dùng chút mánh
khóe. Mọi nguyên tử atatin ở Trái Đất trước đây đã phân rã phóng xạ từ lâu,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.