CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 319

gọn, nhưng ông đã thất bại. Nhưng cũng không hoàn toàn là vậy. Khi hai lý
thuyết gặp nhau, đôi lúc chúng lại bổ khuyết cho nhau một cách tuyệt vời.
Sự hiệu chỉnh tương đối về tốc độ của các electron giúp giải thích tại sao
thủy ngân (nguyên tố mà tôi luôn để mắt) là chất lỏng ở nhiệt độ phòng, chứ
không phải là chất rắn như trông đợi. Và không ai có thể tạo ra nguyên tố
mang tên ông (einsteini: nguyên tố thứ 99) mà không có kiến thức về cả hai
lý thuyết. Nhưng nhìn chung, ý tưởng của Einstein về lực hấp dẫn, tốc độ
ánh sáng và tính tương đối không phù hợp với cơ học lượng tử. Trong một
số trường hợp hai lý thuyết gặp nhau (như bên trong các lỗ đen), tất cả các
phương trình đẹp đẽ ấy đều sụp đổ.

Sự sụp đổ này có thể đặt ra giới hạn cho bảng tuần hoàn. Trở lại cách ví von
electron với hành tinh như Sao Thủy quay quanh Mặt Trời mất 3 tháng còn
Sao Hải Vương là 165 năm, các electron lớp trong quay quanh hạt nhân
nhanh hơn nhiều so với các electron lớp ngoài. Tốc độ chính xác phụ thuộc
vào tỷ lệ giữa số proton và alpha – hằng số cấu trúc tế vi trong chương
trước. Khi tỷ lệ đó càng gần một, tốc độ electron sẽ tiệm cận tốc độ ánh
sáng. Nhưng hãy nhớ rằng alpha có giá trị cố định (theo chúng ta) là khoảng
1/137. Nếu số proton trong hạt nhân nhiều hơn 137, các electron ở lớp bên
trong dường như quay nhanh hơn tốc độ ánh sáng – một điều bất khả thi
theo Thuyết Tương đối Hẹp.

Nguyên tố giả định cuối cùng này (thứ 137) thường được gọi là “feynmani”
theo tên Richard Feynman – nhà vật lý đầu tiên chú ý đến điều mâu thuẫn
này. Chính ông đã gọi alpha là “một trong những bí ẩn lớn chết tiệt của vũ
trụ” và giờ thì bạn đã hiểu tại sao. Khi tính khả dĩ của cơ học lượng tử đã
giao hội với tính bất biến của Thuyết Tương đối tại feynmani, một bên phải
chịu thua. Có điều không ai biết bên nào sẽ thua.

Những nhà vật lý đã suy nghĩ nghiêm túc về du hành thời gian cho rằng
Thuyết Tương đối có thể tồn tại một lỗ hổng cho phép hạt đặc biệt (và
không quan sát được) gọi là tachyon di chuyển nhanh hơn tốc độ 300.000
km/s của ánh sáng. Điều đặc biệt là tachyon có thể đi ngược thời gian. Nếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.