Mọi người thường viện dẫn Avery (và Rosalind Franklin – người vô tình nói
với Watson và Crick rằng ADN là một chuỗi xoắn kép) như ví dụ điển hình
của những người hụt giải Nobel. Điều đó không hoàn toàn chính xác. Hai
nhà khoa học đó chưa bao giờ có giải, nhưng cả hai đã qua đời vào năm
1958 và không ai giành được giải thưởng Nobel nhờ ADN cho đến năm
1962. Nếu họ vẫn còn sống, ít nhất một trong hai người đã có thể chia sẻ
giải thưởng.
Trang 144 “James Watson, Francis Crick”: Để tham khảo thêm các tài
liệu chính liên quan đến Pauling và cuộc cạnh tranh với Watson và Crick,
hãy xem trang web tuyệt vời do Đại học bang Oregon tạo ra, nơi lưu trữ nội
dung của hàng trăm giấy tờ và thư cá nhân của Pauling và cũng sản xuất bộ
phim tài liệu “Linus Pauling and the Race for ADN”: http://osulibrary.
oregonstate.edu/specialcollections/coll/pacing/dna/index.html.
Trang 146 “trước khi Pauling kịp nhận ra”: Sau sự kiện ADN, Ava
Pauling (vợ của Linus) đã mắng ông xối xả. Cho rằng mình sẽ giải mã thành
công ADN, lúc đầu Linus đã không thực sự tính toán cẩn thận cho công
trình này và Ava nói rằng: “Nếu [ADN] quan trọng đến vậy, tại sao anh
không gắng sức hơn?” Nhưng dù vậy Linus vẫn yêu bà sâu sắc. Và có lẽ một
lý do khiến ông ở lại CalTech rất lâu và không bao giờ chuyển đến Berkeley
là do Robert Oppenheimer (một trong những thành viên nổi bật ở Berkeley,
và sau này là người đứng đầu Dự án Manhattan) đã từng cố gắng tán tỉnh
Ava – điều này khiến Linus tức điên.
Trang 146 “ông giành giải Nobel Vật lý bốn năm sau đó”: Ngay cả giải
thưởng Nobel của Segrè sau đó cũng bị vấy bẩn bởi những lời buộc tội (có
thể không có cơ sở) rằng ông đã đánh cắp ý tưởng khi thiết kế các thí
nghiệm tìm ra phản proton. Segrè và đồng nghiệp Owen Chamberlain thừa
nhận đã làm việc với nhà vật lý cạnh tranh là Oreste Piccioni về các phương
pháp tập trung và định hướng chùm hạt bằng nam châm, nhưng họ phủ nhận
rằng các ý tưởng của Piccioni rất hữu dụng và họ không liệt kê ông là một
trong những tác giả của bài báo quan trọng. Piccioni sau đó đã góp phần