Trang 164 “mang mũi đồng nhẹ và rẻ tiền hơn”: Ngoài việc nghiên cứu
lớp vỏ quanh chiếc mũi giả của Brahe, khi khai quật xác của ông, các nhà
khảo cổ cũng tìm thấy dấu hiệu ngộ độc thủy ngân trong bộ ria mép – có lẽ
do nghiên cứu thuật giả kim. Câu chuyện thường nghe về cái chết của Brahe
là ông chết vì vỡ bàng quang. Tại bữa tiệc tối với một số nhân vật thứ yếu
hoàng gia, Brahe đã uống quá nhiều nhưng không chịu đi vệ sinh, vì nghĩ
rằng rời bàn trước những người có địa vị xã hội cao hơn là thô lỗ. Khi trở về
nhà, ông không thể đi tiểu được nữa và đã vật vã suốt 11 ngày sau đó rồi
chết. Câu chuyện đã trở thành một truyền thuyết nhưng Brahe cũng (rất) có
thể đã chết vì ngộ độc thủy ngân.
Trang 165 “được tráng đồng”: Thành phần của đồng xu Mỹ: đồng xu mới
(từ năm 1982) chứa 97,5% kẽm, nhưng có phủ lớp đồng mỏng để khử trùng
phần mà người dùng chạm vào (đồng xu cũ chứa 95% đồng). Đồng 5 xu
chứa 75% đồng, còn lại là niken. Đồng 10 xu, 25 xu và 50 xu chứa 91,67%
đồng, còn lại là niken. Đồng xu 1 đô la Mỹ (trừ những đồng tiền vàng được
phát hành đặc biệt) chứa 88,5% đồng, 6% kẽm, 3,5% mangan và 2% niken.
Trang 165 “chiếc thuyền lẻ mái”: Một số sự thật khác về vanadi: máu của
một số sinh vật (không biết tại sao) chứa vanadi thay vì sắt, khiến máu
chúng có màu đỏ hoặc xanh của vỏ táo. Vanadi cũng khiến lưỡi con người
chuyển thành xanh lục. Khi được pha vào thép, vanadi tăng độ bền đáng kể
cho hợp kim mà không khiến nó nặng thêm (giống molypden và vonfram –
xem chương 5). Henry Ford từng nói: “Sao? Vì không có vanadi thì sẽ
không có ô tô!”.
Trang 166 “buộc phải ghép cặp với một electron khác”: Phép ẩn dụ trên
xe buýt về cách electron lần lượt lấp đầy các lớp cho đến khi “một ai đó”
buộc phải ghép cặp là một trong những ẩn dụ tốt nhất của hóa học: vừa gần
gũi vừa chính xác. Nó bắt nguồn từ Wolfgang Pauli – người đưa ra Nguyên
lý Loại trừ Pauli vào năm 1925.