kiến. Và qua các ấn phẩm của Gadolin, giới khoa học bắt đầu biết đến mỏ đá
nhỏ đáng chú ý này.
Mặc dù không có các công cụ hóa học (hay lý thuyết) để tách riêng 14
nguyên tố họ lantan, Gadolin đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc cô lập
các cụm nguyên tố. Với ông, đi tìm nguyên tố chỉ là trò tiêu khiển để giải
khuây. Tới khi Mendeleev đã già và các nhà hóa học với công cụ tốt hơn
nhìn lại công trình của Gadolin trên đá Ytterby, các nguyên tố mới bắt đầu
“rụng ra như sung”. Gadolin đã khởi xướng một trào lưu bằng cách đặt tên
cho một nguyên tố giả định là yttria; và để ghi nhớ nguồn gốc chung của họ
lantan, các nhà hóa học đã lưu danh Ytterby trên bảng tuần hoàn. Ytterby là
nơi khởi thủy của bảy nguyên tố họ lantan, nhiều hơn bất kỳ người, địa điểm
hay sự vật nào khác, là nguồn gốc cho các tên gọi ytecbi, ytri, tecbi và ecbi.
Với ba nguyên tố chưa được đặt tên, trước khi “hết chữ” (“Rbi” nghe không
xuôi cho lắm), các nhà hóa học đã dùng honmi (trong Stockholm); tuli (tên
Scandinavi trong thần thoại Bắc Âu) và gadolini (để ghi công Gadolin – theo
nguyện vọng của Lecoq de Boisbaudran).
Nhìn chung, có tới sáu trong bảy nguyên tố được phát hiện ở Ytterby thuộc
về họ lantan còn thiếu trên bảng tuần hoàn Mendeleev. Lịch sử hẳn đã rất
khác – Mendeleev có thể tự mình lấp đầy toàn bộ hàng dưới của bảng tuần
hoàn (sau nguyên tố ceri) – nếu ông đi về phía tây qua vịnh Phần Lan và
biển Baltic đến Ytterby, nơi có thể được ví như quần đảo Galápagos của
bảng tuần hoàn
1
.
1
. Quần đảo Galápagos là nơi Darwin đã phát hiện ra nhiều loài đặc hữu.
Ytterby được so sánh như quần đảo này bởi lẽ đây là nơi phát hiện ra nhiều
nguyên tố họ lantan nhất. (BTV)