CHIẾC THÌA BIẾN MẤT - Trang 81

khi nào Mặt Trời lên đỉnh hoặc xuống đáy (sau mỗi hai mươi mấy triệu
năm), Mặt Trời có thể kéo những thiên thể nhỏ kém thân thiện lao ào ào
xuống Trái Đất. Hầu hết chúng sẽ bị chệch hướng bởi lực hấp dẫn của Mặt
Trời (hoặc của Sao Mộc như cách hành tinh này đã chịu cú đâm của sao chổi
Shoemaker- Levy 9 thay cho chúng ta), nhưng vẫn đủ thiên thể vượt qua để
oanh tạc liên hồi lên Trái Đất. Tuy chưa được chứng minh, nhưng nếu giả
thuyết này đúng thì ta đang ở trong một trò đu quay chết chóc xuyên vũ trụ.
Ít nhất nhân loại hãy hàm ơn iridi và reni vì đã cảnh báo rằng chúng ta tốt
nhất là nên đi trốn (có lẽ sớm thôi).

Theo một nghĩa nào đó, bảng tuần hoàn không liên quan đến việc nghiên
cứu lịch sử thiên văn của các nguyên tố. Mỗi ngôi sao hầu như không có gì
ngoài hydro và heli, các hành tinh khí khổng lồ cũng vậy. Dù quan trọng với
vũ trụ nhưng thực ra chu trình hydro- heli không khơi gợi trí tưởng tượng
cho lắm. Chúng ta cần bảng tuần hoàn để đào sâu nghiên cứu những điều thú
vị của tạo hóa, như vụ nổ siêu tân tinh và sự sống từ cacbon. Như triết gia-sử
gia Eric Scerri viết: “Ngoài hydro và heli, mọi nguyên tố khác chỉ chiếm
0,04% vũ trụ. Chiếu theo quan điểm này thì bảng tuần hoàn dường như
chẳng có ý nghĩa gì đáng kể. Nhưng sự thật là chúng ta vẫn sống trên Trái
Đất… nơi mà trữ lượng tương đối của các nguyên tố khá khác nhau.”

Qủa đúng là vậy, dù nó không thi vị bằng cách nói của nhà vật lý thiên văn
quá cố Carl Sagan. Nếu không có “lò hợp hạch” mà B

2

FH mô tả để “rèn”

nên các nguyên tố như cacbon, oxy, nitơ và không có vụ nổ siêu tân tinh để
gieo mầm những nơi hiếu khách như Trái Đất thì sự sống sẽ không bao giờ
hình thành. Như Sagan đã nói một cách đầy trìu mến: “Chúng ta đều sinh ra
từ bụi sao.”

Thật không may, “bụi sao” của Sagan đã không phân bố đồng đều trên hành
tinh chúng ta. Bất chấp rằng vật chất từ siêu tân tinh bắn ra theo mọi hướng
và Trái Đất thời tiền sinh nỗ lực khuấy đều chúng, một số vùng vẫn có trữ
lượng khoáng chất hiếm cao hơn. Cũng có lúc điều này truyền cảm hứng
cho các thiên tài khoa học (như ở Ytterby, Thụy Điển). Nhưng thường thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.