18. Tâm lý “quen” với việc chăm sóc con của mẹ sẽ không tốt cho trẻ
Khi nuôi con lần đầu hoặc những đứa con sau lúc mới mấy tháng tuổi, người
mẹ nào cũng thấy con thay đổi từng ngày, nên thái độ của mẹ lúc nào cũng
tràn đầy cảm giác tươi mới. Con bú nhiều hay ít, con thay đổi thời gian ngủ,
thay đổi việc vệ sinh, biểu cảm, giọng khóc… điều gì cũng chứng tỏ con đang
trưởng thành mỗi ngày. Tất cả đều trở thành động lực to lớn để mẹ cố gắng.
Tuy nhiên, ba tháng sau, nửa năm sau, một năm sau đương nhiên sự thay đổi
của con so với lúc mới sinh sẽ không còn nhiều nữa. Vòng biểu thị sự tăng
trưởng cũng dần dần đi theo chiều ngang. Và chính lúc ấy nảy sinh tâm lý
người mẹ cảm thấy mình đã quen với việc nhìn con.
Tâm lý học cho biết, con người thường không được nhạy cảm lắm với những
biến đổi nhỏ. Kể cả có những sự biến đổi tổng quát đi chăng nữa con người
cũng thường không để ý được. Kết cục nhiều lúc khá là hài hước khi người
khách thi thoảng mới đến chơi thì lại nhận ra sự thay đổi của con, còn người
mẹ ngày nào cũng nhìn con thì lại chẳng hề nhận ra.
Giảng viên đại học Tsukuba – giáo sư Harano Kotaro nói như sau. Người mẹ
quen với việc nhìn con thế này chắc chắn không phải là một việc tốt. Là vì, họ
sẽ nhàm với những biến đổi tâm sinh lý đang thay đổi mỗi ngày của đứa trẻ,
và dẫn tới việc bỏ lỡ các sáng tạo của trẻ. Ngay cả những từ ngữ bé nói hàng
ngày chắc chắn cũng luôn có sự tươi mới. Khi trẻ nhìn cảnh vật, cũng thấy
một dáng hình trẻ tràn đầy cảm xúc trong thiên nhiên kỳ vĩ đấy. Lúc nào cũng
có thể thấy tính đồng cảm tinh tế trong từng góc cạnh ở thái độ của trẻ.
Những lời nói, cảm xúc, thái độ đó đều là những sự kiện mới mẻ mà từ trước
đến nay trẻ chưa từng trải qua. Nếu người mẹ cảm thấy mình đã nhìn quen
với điều đó, tức là người mẹ đang tự khép chặt mắt lại và xóa đi dấu ấn về sự
trưởng thành tuyệt vời của trẻ.
Nói như ông Harano, thì dù sự thay đổi của trẻ có chậm hơn đi chăng nữa,
nhưng nếu nhìn kỹ vẫn sẽ thấy mỗi ngày của bé đều là mỗi ngày thay đổi từng
giây, từng phút. Nếu chú ý quan sát thật kỹ sẽ luôn phát hiện ra được những
thay đổi mới ở những chỗ khác nhau, và đó chính là minh chứng cho sự khôn
lớn trưởng thành của trẻ.
Tùy thuộc vào việc người mẹ có xử lý một cách phù hợp với những biến đổi
này hay không mà sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tiếp theo đó của đứa trẻ.
Khi đứa trẻ thể hiện sự hứng thú với một việc gì đó, khi đứa trẻ làm được một
việc gì đó mới, mà người mẹ không thấy cảm động, không thừa nhận và khen
bé thì bé sẽ mất hứng và không còn muốn cố gắng tiếp nữa.
Người mẹ bắt đầu tự tin với việc nuôi dạy con, có thể thoải mái hơn khi nuôi
con là một việc tốt, nhưng vì thế mà mất đi cảm nhận cần thiết với con thì lại
cản trở sự phát triển ở trẻ. Để không xảy ra tình trạng này, việc hồi tưởng lại