Nói gì đến mẫu giáo, từ 3 tuổi mới bắt đầu dạy trẻ cũng đã muộn rồi
Tất nhiên, về cơ bản quan điểm của tôi bây giờ so với khi viết “Chờ đến mẫu
giáo thì đã muộn” không có gì thay đổi. Tuy nhiên, từ bấy đến nay cũng đã 8
năm trôi qua. Từ những dẫn chứng thực tế của các bà mẹ đã đọc và áp dụng
phản hồi lại trong suốt 8 năm qua, cũng như những điều tôi muốn truyền đạt
lại vẫn còn chất cao như núi, đã thôi thúc tôi cầm bút viết cuốn sách tiếp theo
này. Trong đó, sẽ có một số phần nội dung được phát triển rộng và sâu hơn,
một số khác thì có sự thay đổi về điểm nhấn.
Điểm quan trọng nhất mà tôi muốn nói trong cuốn sách này lần chính là “Nói
gì đến mẫu giáo, từ 3 tuổi mới bắt đầu dạy trẻ cũng đã muộn rồi”.
Ví dụ, trong lần đầu tiên gặp gỡ, thầy Suzuki Shinichi – người thầy nổi tiếng
với phát minh “Phương pháp Suzuki”(*) – người thường đưa ra cho tôi những
tư liệu và gợi ý quan trọng trong quan điểm giáo dục, có nói rằng, khoảng 4 –
5 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất để bắt đầu học violon. Theo những quan
điểm vốn vẫn nghĩ, tôi đề nghị thầy thử hạ độ tuổi bắt đầu học xuống. Chính
thầy cũng để ý thấy, những em lớn rồi mới bắt đầu học thì vẫn nhớ được bài,
nhưng có sự chênh lệch rất lớn về tốc độ, tiến bộ. Do đó, thầy cũng đã thử hạ
độ tuổi nhập học xuống dần, thì thấy không chỉ 3 tuổi, mà từ 2 tuổi đã có thể
bắt đầu học được rồi. Kết quả thực tế cũng cho thấy, càng bắt đầu sớm thì kết
quả lại càng tốt hơn.
(*) Phương pháp Suzuki: Phương pháp đào tạo về âm nhạc từ bé do giáo sư
người Nhật Suzuki Shinichi phát minh. Chủ trương của phương pháp Suzuki
là “nếu có phương pháp đúng thì tất cả các em nhỏ bình thường đều có thể trở
thành những tài năng âm nhạc”.
Ngoài ra, có một ví dụ thế này. Nhà nọ có hai anh em trai. Người anh khoảng
3 tuổi thì bắt đầu học tiếng Anh. Cậu em chỉ hàng ngày ngồi bên cạnh nghe
lỏm và nhìn theo khi anh nghe băng hoặc học thẻ. Nhưng khi cậu em lên 3
được cho đi học chính thức một thời gian ngắn thì tiến bộ rất nhanh, chẳng
mấy chốc đã đuổi kịp trình độ của anh mình. Thậm chí, có nhà cô em mới 1
năm 2 tháng tuổi, hàng ngày ngồi trong lòng mẹ nhìn theo anh học bài, thế mà
7 tháng sau bé đột nhiên nói được tiếng Anh với phát âm rất chuẩn.
Con người chào đời sớm hơn loài khỉ khoảng 10 tháng tuổi. Nói theo các nhà
nhân loại học thì, vì con người đứng thẳng và đi lại bằng hai chân nên không
thể mang thai lâu hơn được. Quả thật, các loài động vật khác vừa sinh ra đã
có thể đứng lên và đi được rồi.
Nhưng cũng chính vì thế, các loài động vật khác khi sinh ra bộ não hầu như
đã gần hoàn thiện, còn bộ não con người lúc mới sinh thì gần như là tờ giấy
trắng. Quan điểm “Cách giáo dục cho đến năm 3 tuổi cực kỳ quan trọng” mà
tôi nêu ra ở cuốn trước(*) cũng một phần vì lý do này. Chính vì lúc sinh ra