CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 51

có môi trường là lúc nào cũng được tiếp xúc với cờ vây. Cha của ông
Takagawa là một người rất yêu cờ vây, hễ rảnh là ông lại lôi cờ ra đánh. Cha
ông cũng là người khá khác biệt, năm 40 tuổi thì chuyển về nông thôn sống,
rảnh rỗi thì đánh cờ, ngâm thơ.

Một ngày nọ, lúc đó Takagawa ở độ tuổi chuẩn bị đi học tiểu học, vì ông lúc
nào cũng đứng bên cạnh xem đánh cờ, nên bố ông nghĩ: “Biết đâu thằng bé
này biết đánh. Thử một ván xem nào”, và bảo ông lấy cờ ra đánh thử. Không
ngờ, dù mới đánh lần đầu, còn phải nhờ bố lắp hộ bàn cờ nhưng bố ông không
thể thắng nổi. Từ đấy, ông bắt đầu thấy hứng thú với cờ vây. Khi lên tiểu học,
tình cờ hiệu trưởng trường ông cũng là một người thích chơi cờ vây, vậy là
lúc nào xung quanh ông cũng có đối thủ để chơi cùng. Chỉ đứng bên cạnh
nhìn cha chơi mà tự lúc nào hiểu luôn hình thức của trận đánh, cách di
chuyển, khái niệm “chết”, quả thật ông có năng lực nhận thức nguyên mảng
tuyệt vời. Nhưng trên hết, yếu tố giúp ông thành Honinbo(*) đứng trên đỉnh
vinh quang cao nhất của giới cờ vây chính là được ở trong môi trường luôn
nhìn thấy cờ vây cũng như luôn có đối thủ chơi xung quanh mình. Điều này,
tất nhiên đúng với tất cả mọi lĩnh vực.

37. Những đứa trẻ ham tập bò thường có khả năng về ngôn ngữ

Một số bà mẹ khi thấy con chậm biết chập chững hoặc biết đi thường lo lắng,
không biết con mình có bị khuyết tật gì không. Ngược lại, một số khác lại rất
tự hào khi thấy con mình biết chững và đi sớm. Quả thật giống như câu nói
của cha ông xưa “cha mẹ mong con biết bò rồi biết chững, biết chững rồi biết
đi”. Đối với cha mẹ, đứa con từ chỗ chỉ biết bú rồi ngủ, mà dần dần biết hoạt
động như ai, là niềm vui không gì bằng, không khỏi nóng lòng mong đợi.
Chính vì thế, không phải là không hiểu được, khi người làm cha mẹ thấy lo
lắng khi con lâu biết đi, hoặc ngược lại vui sướng muốn khoe khi con biết đi
sớm.

(*) Honinbo: Danh hiệu cao quý nhất trao cho người chơi cờ vây giành chiến
thắng trận chiến Honinbo.

113

Tuy nhiên, tôi phải nói rằng, nếu vì vậy mà bạn rút ngắn giai đoạn tập bò, tập
cho con đứng và đi sớm thì quả là sai lầm. Đó không đơn thuần chỉ vì lý do
không nên vội vàng, không nên quá ham muốn, mà nó liên quan đến sự phát
triển của trí não trẻ. Nếu bạn rút ngắn giai đoạn tập bò, phần quan trọng trong
quá trình phát triển của trẻ sẽ bị thiếu, gây ảnh hưởng xấu cho trẻ sau này.

Thử bế đứa trẻ vừa sinh ra bạn sẽ thấy cổ bé rất mềm, oặt ẹo ra sau ngay nếu
ta không đỡ. Bởi vì lúc đó các cơ ở cổ chưa phát triển hoàn thiện. Khi bé
khoảng 3 tháng tuổi các cơ cổ hoàn thiện, gọi là giai đoạn “cổ cứng”, có thể
bồng không đỡ sau đầu thì cổ bé vẫn giữ thẳng được. Tầm 4 tháng tuổi bé có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.