CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 72

trong đầu người lớn chúng ta vậy. Các phép toán khác cũng vậy, nếu các vấn
đề cơ bản có thể trả lời một cách nhanh chóng theo phản xạ được thì việc học
lên các phép toán khó hơn sẽ trở nên đơn giản biết nhường nào. Có thể nhiều
người cho rằng toán học không giống như ngôn ngữ, nên đâu thể học được từ
lúc 0 tuổi. Thế nhưng chừng nào bạn còn áp dụng phương thức khuôn mẫu thì
tôi tin chắc độ tuổi để bắt đầu học hoàn toàn có thể hạ xuống rất nhiều. Dù là
phương pháp Kumon hay Suzuki Shinichi thì trong các chương trình giáo dục
tốt đều có điểm chung. Điều đó, như thầy Suzuki luôn nói: “Mọi đứa trẻ đều
có thể tiến bộ, chỉ tùy vào cách bạn dạy mà thôi”. Giáo dục có lẽ tóm lược lại
cũng chỉ trong mấy chữ đấy mà thôi. Từ phương pháp giáo dục của Kumon ta
thấy, không cần phải là giáo viên có trình độ cao siêu, bởi vì vốn dĩ, bản thân
trẻ đã mang trong mình khả năng để có thể tự mình lớn lên, tự mình học hỏi,
tự mình tiến bộ rồi. Giống như việc các em bé chỉ đi theo anh, chị mình đến
lớp học violon ngồi ké, nhưng tự nhiên đến lúc cũng ham thích và muốn tự
mình được chơi. Chắc chắn những đứa trẻ được làm lặp đi lặp lại liên tục các
đề bài dễ ở lớp học Kumon đến một ngày cũng sẽ tự mình bảo thầy cô giáo
cho đề khó hơn để làm thử.

Cả Kumon và thầy Suzuki đều tuyệt nhiên không làm cái việc là cố dạy kỹ
thuật cho các bé. Trong quá trình luyện tập, khi gặp vấn đề khó, nếu theo cách
dạy thông thường là hướng dẫn cho trẻ “vì chỗ này như thế này nên cần làm
như thế này mới được”, thì sau đấy gặp vấn đề tương tự, trẻ cũng sẽ lại bị mắc
kẹt trong đó. Cách làm mà cả thầy Suzuki và ông Kumon giống nhau một
cách kỳ lạ ở chỗ, luôn bảo học sinh quay về điểm thấp hơn, luyện tập lại, tự
kiểm điểm lại, và rồi tự dưng vượt qua được chướng ngại vật lúc trước lúc
nào không hay. Nói cách khác, phương pháp của thầy Suzuki là: để không gặp
vướng mắc như vậy thì ngay từ đầu hãy bắt đầu luyện tập chăm chỉ từ những
bài dễ. Điều này không chỉ học sinh mà ngay cả những thầy cô chuyên nghiệp
khi luyện tập cũng vậy thôi.

Các đề bài để luyện tập mỗi buổi học của các lớp Kumon là vừa ôn tập lại các
đề bài dễ hiểu ở phần trước, vừa học tiếp lên các phần khó hơn, nhờ đó mà lúc
nào học sinh cũng thực sự hiểu được cốt lõi của vấn đề. Nói tóm lại, cả hai
đều không cố dạy nhồi nhét kiến thức mà chỉ giúp học sinh tự mình nắm được
kiến thức theo một cách rất hoàn hảo.

Trong cách dạy của chúng ta từ trước đến nay còn điểm chưa tốt đó là luôn
chỉ hiểu “giáo dục” với nghĩa “dạy và nuôi dưỡng”. Khép lại chương này, tôi
muốn nói rằng “giáo dục” không phải là “dạy và nuôi dưỡng” mà phải làm
sao để tự bản thân đứa trẻ “nhớ và tự lớn lên”, bởi vì quan điểm “dạy và nuôi
dưỡng” thì chỉ đơn thuần là mang cái người lớn biết chuyển sang cho trẻ con
mà thôi. Nếu không phải là lặp đi lặp lại để cho trẻ nhớ, rồi sau đó tự khả
năng sinh tồn của mình lớn lên thì mãi mãi không thể nào tạo ra được những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.