CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 70

niệm, vận động nhiều thì máu phải chảy đi phục vụ cơ bắp, không chạy lên
đầu nữa, nên bị đần độn đi. Nói đơn giản là vai u thịt bắp thì trí tuệ không
phát triển, họ quan niệm cơ bắp với trí tuệ là hai thứ hoàn toàn tách biệt nhau,
thậm chí còn nghĩ như thể đó là mối quan hệ hoàn toàn ngược nhau.

Để làm rõ điều này, tôi xin lấy thực nghiệm của một chuyên gia tâm lý học
phát triển thể chất để làm dẫn chứng. Bác sĩ ấy đã tiến hành điều tra
Kuraepelin(*) trong một khoảng thời gian nhất định, để điều tra thao tác tinh
thần của các em mẫu giáo. Và thấy trong mùa hội thao, tốc độ của các tác
nghiệp đó thay đổi theo chiều tăng lên rất rõ rệt. Anh giải thích, vận động của
các em có tác dụng làm hoạt hóa hoạt động thần kinh và phản ứng nhạy bén
trong trung khu đại não. Điều đó chứng tỏ vận động linh hoạt cũng là làm linh
hoạt chức năng của não. Ngay trong việc vận động của cùng một cơ thể, gần
đây mọi người rất chú ý đến vận động của tay, chân, đặc biệt là của đầu ngón
tay. Huấn luyện đầu ngón tay sẽ mang lại những kích thích tốt cho các tế bào
não. Đó là lý do vì sao những đứa trẻ được học violon hoặc piano từ sớm
thường thông minh hơn.

(*) Điều tra Kuraepelin: Điều tra tính cách, thường dùng khi muốn xem ai đó
hợp với nghề gì.

Việc con người có được trí tuệ cao độ, trở thành linh trưởng của vạn vật cũng
bởi vì có thể đứng lên bằng hai chân và tự do sử dụng hai tay. Nói cách khác,
nhờ việc giải phóng sức lao động của đôi tay, mà con người có thể thực hiện
những thao tác phức tạp mà loài động vật khác không làm được. Tay chân
phát triển, đồng thời nhờ đó bộ não cũng phát triển một cách vượt bậc.

Khi nghiên cứu diện tích đại não chi phối các phần của cơ thể người, người ta
thấy diện tích của phần điều khiển chuyển động cơ mặt và tay rộng hơn so với
các phần khác. Điều đó giúp ta nhận ra mối liên quan giữa vận động ngón tay
và phát triển bộ não. Khi quan sát chuyển động ngón tay của em bé sơ sinh, ta
sẽ thấy ban đầu chỉ có thể làm được các động tác là cầm nắm ngón tay của
mẹ, nhưng dần dần cầm được thìa, đũa, cài được cúc áo, buộc được dây. Và ta
cũng thấy cùng với sự tiến bộ đó của ngón tay, hoạt động của bộ não cũng trở
nên linh hoạt hơn mỗi ngày. Ví dụ, nếu dùng lời nói để giải thích việc buộc
sợi dây thì có thể dùng mấy chục từ, mấy trăm từ cũng không giải thích được
và chắc chắn là không thể truyền tải chính xác. Nhưng nhìn theo bắt chước thì
chỉ sau vài lần làm sai, đường rãnh của tế bào não sẽ hình thành và làm được.
Về tầm quan trọng trong vận động ngón tay của trẻ nhỏ, đã có nhiều học giả
khuyên nên áp dụng trò chơi gấp giấy hay đan dây chun để thúc đẩy phát triển
bộ não của trẻ ấu thơ. Để làm được thao tác phức tạp đòi hỏi sự tập trung cao
độ, không lơ đễnh bỏ sót bước nào. Do đó, các bài tập phức tạp để luyện ngón
tay sẽ đóng vai trò rèn khả năng chịu đựng, khả năng tập trung của trẻ em.
Không chỉ vận động của ngón tay, mà như vận động toàn thân ta thấy ở điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.