ngữ người lớn”, chứ không phải nhờ cha mẹ chỉnh sửa thì bản thân em bé
cũng sẽ được trưởng thành. Do đó, tạo ra nền móng cơ bản sớm, chính là một
cách nuôi dưỡng tính tự lập cho trẻ, và đó chắc chắn không phải là sự nhồi
nhét vô lý mà người lớn nghĩ.
Theo cách nghĩ đó, ta thấy, phát triển trí tuệ và nuôi dưỡng tính tự lập không
phải là quan hệ đối lập mà như hai bánh xe của một cỗ xe, cùng hỗ trợ cho
nhau để đạt được hai mục tiêu đề ra đó. Khi tôi dùng từ “kích thích” thì mọi
người dễ suy diễn nó ra theo nghĩa đen với ý không tốt, nhưng thực chất “kích
thích” chính là những yếu tố đóng vai trò xây nền móng cho sự trưởng thành
tự lập của trẻ.
51. Hoạt động chân tay cũng có tác dụng giúp đầu óc hoạt bát hơn
Một bác sĩ nhi khoa người Pháp có nói: “Muốn biết một ngôi trường có tốt
hay không chỉ cần xem số ca chấn thương của học sinh trường đó”. Bạn
khoan hiểu nhầm số ca chấn thương ít tức là trường tốt, bởi vì thực ra là
ngược lại, ý anh ấy là: “Trường nào có nhiều học sinh bị chấn thương thì
trường đó tốt”.
Thực trạng học sinh tiểu học những năm gần đây bị cuốn theo học hành, bắt
học bắt ăn, không có thời gian rảnh để vận động cho khỏe khoắn, để rèn luyện
cơ thể thì ở Nhật và Pháp đều giống nhau. Vị bác sĩ ấy cho biết, đáng lẽ có
chút thời gian thì để cho học sinh được vận động, nếu gãy 1 – 2 cái xương thì
cũng là chuyện bình thường. Nhưng có nhiều trường chỉ cuốn học sinh vào
mục đích dạy kiến thức, dù bác sĩ có muốn thăm khám cho những trường như
vậy thì cũng chịu, vì làm gì có ai bị trầy da, xước chân đâu. Đó là những
trường không tốt.
Đây là chuyện ở trường tiểu học, nhưng nó có hai điểm chung sâu sắc với
giáo dục trẻ tuổi ấu thơ. Thứ nhất, tại sao mọi người lại quá coi trọng việc dạy
kiến thức đến mức đó? Đương nhiên nguyên nhân của điều này cần phải tìm
lại trong sự giáo dục ở giai đoạn các em còn ấu thơ. Thứ hai, đứa trẻ nào cũng
vậy, nếu bị bắt học quá tải không có nổi thời gian rèn luyện cơ thể, thì kiến
thức học được liệu có thể tiếp thu tốt không?
Về điểm thứ nhất, nếu lấy việc dạy ngoại ngữ mà tôi từ đầu đến giờ đã nói vài
lần làm ví dụ, ta sẽ thấy sáng tỏ. Trong thời kỳ khuôn mẫu, khi mà trẻ không
hề cảm thấy gánh nặng gì với việc huấn luyện lặp đi lặp lại, nếu ta ghi dấu các
đường rãnh một cách chắc chắn thì đến độ tuổi bé đi học ở trường, bé sẽ
không khó khăn gì mà vẫn tiếp thu được kiến thức. Các quy tắc ứng xử, luật
lệ mang tính xã hội cũng vậy, sẽ được áp dụng trong nhiều trường hợp của
cuộc sống xã hội thực tế.
Điểm thứ hai, có đúng là nếu cơ thể hoạt động tích cực thì cũng kích thích
chức năng của não bộ hoạt động hay không? Về điều này, một số người quan