Một hiểu lầm lớn trong giáo dục sớm chính là cách nghĩ: những thứ mà người
lớn vẫn dùng, trẻ con khó tiếp nhận. Vì thế, khi nói chuyện với con nhiều
người cố tình biến thành giọng ngọng ngịu, hoặc nói chậm vì muốn trẻ hiểu ý
nghĩa. Tương tự như vậy, trong đồng dao, thần thoại, đồ chơi dành cho trẻ con
cũng có không ít thứ gây trở ngại cho sự phát triển của trẻ. Nếu quan niệm “vì
vẫn còn là trẻ con” nên cố tình gia công câu chuyện hay bài hát theo một cách
nhân tạo, ngược lại sẽ làm cho đầu óc trẻ bị rối loạn. Ta thấy, những bài đồng
dao, những chuyện thần thoại hay thực ra đều là những thứ hết sức tự nhiên,
do đó, dù trẻ con hay người lớn đi nữa đều mãi mãi yêu thích. Chừng nào vẫn
còn dạy ngoại ngữ theo kiểu “It–is–a–pen” như thế này, chừng đó chúng ta
còn chưa thoát ra được nỗi sợ hãi tiếng Anh. Chúng ta cần phải nói, viết, đọc,
nghe tiếng Anh như khi ta học tiếng mẹ đẻ thì mới được. Để làm được điều
đó, con đường nhanh nhất là khi trẻ còn nhỏ hãy dạy trẻ “tiếng Anh tự nhiên”.
49. Không tận dụng chiếu tatami của Nhật khi nuôi dạy trẻ là lãng phí
báu vật
Có một câu nói: “Vợ và chiếu tatami, càng mới càng chất lượng”. Ở đây, ta
bàn đến những mặt rất tốt của chiếu tatami trong quá trình nuôi con. Chiếu
tatami được làm từ rạ và cói. Ngày xưa, mọi người thường nhìn vào độ dày
của chiếu tatami để biết địa vị cao thấp của một gia đình. Ngày nay, điều đó
không còn nữa, vì ở đâu cũng đều dùng một loại chiếu tatami giống nhau.
Chiếu tatami được đan từ rạ và khâu bằng chỉ làm từ sợi lanh, do đó độ cứng
của chiếu tatami là thích hợp để kích thích em bé vận động, và hỗ trợ phát
triển trí não. Như phần trước tôi đã nói, động tác bò có vai trò làm linh hoạt
các chức năng của não. Và có thể nói chiếc chiếu tatami không cứng như sàn
gỗ nhưng cũng không mềm như nệm chính là chỗ chơi lý tưởng nhất cho em
bé.
Tuy nhiên, gần đây, không hiếm các gia đình không còn phòng kiểu Nhật có
lót sàn bằng chiếu tatami nữa. Có thể với người lớn thì điều đó thuận tiện cho
sinh hoạt hơn, nhưng với em bé thì giống như bị cướp mất sân chơi vậy.
Ngoài ra, trên nệm mềm bập bềnh em bé khó di chuyển, thậm chí không cẩn
thận còn bị ngạt thở. Ngày nay, do học theo cách nuôi con “lật úp” từ các học
giả nước ngoài, có bi kịch là có người cho con tập lật úp trên giường nệm
khiến con bị chèn nghẹt thở. Nhưng nghe nói ở các nước đó người ta cũng
cấm không được cho em bé nằm sấp trên nệm mềm hoặc gối. Tôi cảm thấy kỳ
lạ vì sao ưu điểm của chiếu tatami là đạt được vai trò quan trọng trong việc
phát triển của trẻ, vậy mà người lớn chỉ vì sự tiện lợi của mình lại lãng quên
nó.
Ở những gia đình có người già thì một căn phòng kiểu Nhật có lót chiếu
tatami ở sàn là điều không thể thiếu được. Có lẽ người vui nhất với điều này
là các cụ già và em bé nhỏ. Ở Nhật, có nhiều tri thức về nuôi dạy con được