CHIẾN LƯỢC CỦA MẸ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI CON - Trang 71

tra Kuraepelin vừa đề cập, quả thật một khối óc khỏe mạnh chỉ có thể nằm
trong chính một cơ thể khỏe mạnh.

52. Trẻ em không phải là kiểu “dạy và nuôi lớn” mà là “nhớ và lớn khôn”

Cả nước có trên 300.000 thành viên, mỗi năm thêm khoảng 20.000 học sinh
đăng ký mới. Đây là con số thành viên của lớp dạy thêm toán do Hội Nghiên
cứu Toán học Kumon được lập ra bởi Kumon Tooru – một chuyên gia dạy
toán. Tôi đã thử hỏi phương pháp giảng dạy của các lớp học toán này như thế
nào, và rất ngạc nhiên vì nó rất giống với chủ trương giáo dục từ trước tới nay
của tôi, hơn nữa còn đạt được kết quả rất mỹ mãn.

Theo lời ông Kumon, kết quả khảo sát 20.000 học sinh tiểu học cho thấy, chỉ
6% các em thực sự hiểu hoàn toàn nội dung đã học trong sáu năm tiểu học.
Quá bất ngờ, tôi đã đến gặp cán bộ cấp cao của Bộ Giáo dục để hỏi rõ, thì
được cho biết đó là sự thật. Với thực trạng giáo dục đó, ngành Giáo dục Nhật
Bản cũng không thể không chú ý đến sự tồn tại của các lớp học Kumon. Tuy
nhiên, điều khiến tôi ngạc nhiên hơn là trái với dự đoán các giáo viên của các
lớp học này phải có kỹ năng gì đặc biệt lắm, thì hoá ra giáo viên của mấy
nghìn lớp học trên toàn quốc đều chỉ là những bà mẹ bình thường. Tại sao
những người mẹ không phải là những nhà giáo dục lớn, cũng không phải là
chuyên gia về toán học lại có thể trong một năm bổ túc được toàn bộ kiến
thức trong ba năm mà các em đã quên, giúp các em có thể theo kịp bạn bè
được? Đó là nhờ cách chọn tài liệu, chọn khoá học phù hợp với năng lực của
từng em, giúp các em dễ tiến bộ nhất. Ở những lớp học này, các khái niệm rắc
rối như thế nào là toán học, thế nào là phép cộng… hoàn toàn không được
nhắc đến. Ở đây, chỉ cho học sinh luyện tập lặp đi lặp lại một cách triệt để
những đề bài hết sức đơn giản sao cho đến lúc các em có thể nói ra câu trả lời
theo phản xạ được ngay.

Giống như tôi đã nói nhiều lần, giáo dục nên bắt đầu bằng việc lặp đi lặp lại
một cách máy móc, để các kiến thức đó in thành các đường rãnh trong đầu
như một khuôn mẫu, sẽ hiệu quả hơn là cứ giải thích để trẻ hiểu. Nếu dạy theo
phương pháp lặp lại này trẻ sẽ tiến bộ từ từ và chắc chắn. Là những đề bài rất
dễ nên trẻ có thể dễ dàng lặp đi lặp lại được và trẻ sẽ không cảm thấy khó
khăn. Trẻ không cảm thấy khó khăn, vui vẻ thoải mái luyện tập được thì
đương nhiên cũng không cần những thầy cô phải có kỹ thuật gì quá cao siêu.

Ở Nhật, có một dạng giáo dục khuôn mẫu cực kỳ xuất sắc gọi là Kyukyu (99).
Cách dạy này dựa vào cách nói thành vần như “2, 3 là 6”, “4, 6, 24”, tức là
hoàn toàn không đả động lý do tại sao 2 nhân 3 lại là 6, giúp định hình một
cách máy móc trong não điều đấy. Có thể nói cách làm của ông Kumon đã áp
dụng cách nghĩ của Kyukyu này vào tất cả các phép toán. Phương pháp
Kyukyu được áp dụng triệt để vào giáo dục trẻ từ giai đoạn thơ ấu còn chưa
biết gì cũng mang lại hiệu quả giống như việc chào hỏi hàng ngày ngấm vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.