công ty tìm cách hình thành đại dương xanh cần theo đuổi đồng thời chiến
lược khác biệt hoá và chiến lược chi phí thấp.
Hãy quay trở lại ví dụ về Cirque du Soleil. Việc theo đuổi đồng thời
chiến lược khác biệt hoá và chi phí thấp của công ty này thể hiện ở chương
trình giải trí mà họ đưa ra. Vào thời kỳ đầu phát triển, các đoàn xiếc khác
tập trung tìm hiểu hoạt động của đối thủ cạnh tranh và giành lấy thị phần
tối đa từ nhu cầu đang dần thu hẹp bằng những trò xiếc truyền thống. Điều
đó cũng có nghĩa là họ phải tìm cách giữ chân những diễn viên hề và những
người dạy thú nổi tiếng. Đây là một chiến lược làm tăng cơ cấu chi phí.
nhưng lại không làm tăng sức hấp dẫn của buổi diễn xiếc. Kết quả là chi
phí tăng nhưng doanh thu không tăng tương ứng, kéo theo một sự suy giảm
theo vòng xoáy ốc trong nhu cầu xem xiếc.
Những chiến lược kiêu này không còn tác dụng nữa khi Cirque du Soleil
xuất hiện. Khác với các đoàn xiếc cũ và các nhà hát kiểu cổ điển, Cirque du
Soleil không quan tâm tới những gì đối thủ cạnh tranh đang làm. Họ không
hành động theo lối tư duy thông thường - vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng
việc đưa ra giải pháp tốt hơn cho những vấn đề có sẵn (trong trường hợp
này là đổi mới để những buổi diễn xiếc vui và hấp dẫn hơn) mà tìm cách
mang đến cho mọi người sự vui nhộn hấp dẫn của xiếc cùng với sự tinh tế
mang tính trí tuệ, giàu chất nghệ thuật của kịch. Khi làm như vậy, chính họ
tự xác định vấn đề cần giải quyết. Thông qua việc phá vỡ những ranh giới
thị trường của xiếc và kịch. Cirque du Soleil đã được những người trình
xem xiếc và cả những người thích xem kịch đón nhận.
Việc làm đó mang lại một khái niệm hoàn toàn mới về xiếc mà trong đó
công ty không phải đánh đổi giữa hoặc là tăng giá trị, hoặc là giảm chi phí,
từ đó họ có thể hình thành một đại dương xanh - một khoảng thị trường