những nguồn lực của xã hội. Như vậy, lợi nhuận độc quyền đạt được, chính
là lấy từ chi tiêu của người tiêu dùng và xã hội.
Trong khi đó, chiến lược đại dương xanh lại phát huy tác dụng, trái với
kiểu xác lập giá hớt váng phổ biến đối với các công ty độc quyền truyền
thống. Tiêu điểm của chiến lược này không phải ở chỗ giới hạn cung hàng
hoá và xác lập giá cao, mà tập trung vào việc tạo ra một đường cầu mới,
tăng lên thông qua một sự đổi mới đột phá trong giá trị mang lại cho người
mua ở một mức giá có thể chấp nhận được. Điều này tạo ra một động lực
mạnh mẽ không chỉ để ngay từ đầu, công ty cắt giảm chi phí tới mức thấp
nhất có thể, mà còn để luôn duy trì cách thức kinh doanh như vậy sao cho
các đối thủ bắt chước phải nản lòng. Cứ như vậy, người mua cũng có lợi và
xã hội cũng thu lợi nhờ tính hiệu quả của sản phẩm được nâng lên. Điều
này tạo ra một thị trường trong đó đôi bên cùng có lợi: Đột phá về giá trị
đạt được nhằm phục vụ cho người mua, cho công ty tạo ra giá trị đổi mới
đó và cho cả xã hội.