Chúng tôi nhìn nhận từ trường hợp của Cirque du Soleil sự chú trọng vào
khía cạnh "nhu cầu", trong khi sự tái kết hợp nói trên lại là sự tái kết hợp
các công nghệ hiện có và những phương tiện sản xuất, có nghĩa là tập trung
vào khía cạnh "cung ứng" . Những thành tố cơ bản tạo nên sự tái cấu trúc là
những yếu tố giá ta có thể thoả mãn người mua và chúng nằm trong mọi
biên giới ngành hiện tại. Chúng không phải là các công nghệ, hay các
phương pháp sản xuất.
Khi tập trung vào khía cạnh cung ứng, sự tái kết hợp có xu hướng tìm
kiếm một giải pháp sáng tạo và đổi mới đối với vấn đề hiện tại. Còn khi tập
trung vào khía cạnh nhu cầu, sự tái cấu trúc phá vỡ những biên giới nhận
thức bị áp đặt bởi các quy luật cạnh tranh cố hữu. Nó tập trung vào việc
định nghĩa lại chính những vấn đề hiện tại. Ví dụ như, Cirque du Soleil,
bằng cách tái kết hợp những kiến thức và công nghệ hiện tại về hành vi và
nghệ thuật biểu diễn, đã không cố gắng mang lại một dịch vụ biểu diễn xiếc
hay hơn. Thay vì thế, công ty này xây dựng lại những yếu tố giá trị của
người mua để tạo ra một loại hình giải trí mới làm cho người xem cảm thấy
vui vẻ và hồi hộp bằng khung cảnh và cách thức biểu diễn phức tạp, tinh tế
và trí tuệ của rạp biểu diễn. Định nghĩa lại một vấn đề nào đó thường dẫn
tới sự thay đổi của toàn bộ hệ thống và do đó dẫn tới một sự chuyến đổi về
chiến lược. Trong khi đó, việc tái kết hợp cuối cùng có thể kết thúc với một
giải pháp mới cho những hoạt động phụ, giúp củng cố một vị trí chiến lược
hiện tại.
Tái cấu trúc định hình lại biên giới và cấu trúc của một ngành, đồng thời
tạo ra một đại dương xanh của thị trường mới. Trong khi đó, tái kết hợp có
xu hướng tối đa hoá các khả năng công nghệ để khám phá ra những giải
pháp đổi mới.